Trong bài viết dưới đây, Đồ Thờ Hoa An sẽ cùng độc giả đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “bốc bát hương trước hay nhập trạch trước?”. Từ đó sẽ giúp có thêm sự thoải mái về mặt tinh thần trong những bước đường sinh sống cư ngụ tại nhà mới và phát triển của gia đạo sau này.
1. Nghi lễ bốc bát hương và nhập trạch trong văn hóa thờ cúng của người Việt
1.1. Bốc bát hương khi về nhà mới
Lễ bốc bát hương là một trong những thủ tục tâm linh quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Gia chủ có thể sắm lễ bốc bát hương về nhà mới hoặc bốc bát hương sau 49 ngày người mất. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về việc bốc bát hương khi về nhà mới.
Bát hương nói riêng và bàn thờ nói chung là nơi thánh ngự của các thần linh và gia tiên của gia chủ. Do đó, khi dọn đến nhà mới, bạn cần di chuyển bàn thờ và bát hương. Bốc bát hương về nhà mới là một trong những việc gia chủ nào cũng cần phải thực hiện.
Lễ bốc bát hương khi về nhà mới mang ý nghĩa thể hiện tấm lòng thành kính với bề trên, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.
1.2. Lễ nhập trạch khi về nhà mới
Cũng giống như bốc bát hương, lễ nhập trạch là một nghi lễ quen thuộc và bắt buộc trong văn hóa thờ cúng của người Việt.
Theo quan niệm từ xa xưa, “đất có thổ công, sông có hà mã”, tức là ở mỗi khu vực dù dưới sông hay trên mặt đất cũng có các thần linh cai quản. Vậy nên, khi bạn chuyển đến bất cứ khu vực nào cũng cần làm lễ trình báo và xin phép các thần linh ở đó. Như vậy, cuộc sống gia chủ mới được yên ổn, tránh được tà khí, ma quỷ bắt nạt, cuộc sống được may mắn, bình an. Đó là lý do có nghi lễ nhập trạch.
Theo đó, lễ nhập trạch còn gọi là lễ về nhà mới còn theo giải thích của Hán Việt thì nhập là vào một cái gì đó và trạch chính là ám chỉ nơi ở, chỗ định cư lâu dài của gia chủ và gia đình. Lễ nhập trạch mang ý nghĩa khai báo với quan thần linh của khu vực đó về sự hiện diện của gia tiên và gia đình ở đây. Đồng thời thể hiện sự cầu mong nhận được sự bảo hộ, phù hộ độ trì của các đấng bề trên ở đây đối với gia chủ.
Có thể nói, lễ nhập trạch là một nghi lễ vô cùng cần thiết và mang tính bắt buộc. Đây không chỉ đơn thuần là một nghi thức mà còn là chỗ dựa tinh thần giúp chủ nhân của gia đình có thể “an cư lạc nghiệp”, luôn cảm nhận được sự an toàn, nhờ sự bảo hộ của thần linh.
Để lễ nhập trạch được diễn ra thuận lợi và hiệu nghiệm, gia chủ cần lưu ý những điều dưới đây:
- Gia chủ cần tham khảo thầy phong thủy để chọn ngày tốt chuyển nhà và ngày giờ làm lễ nhập trạch. Ngày giờ đẹp càng chi tiết càng hợp mệnh với gia chủ thì lễ nhập trạch sẽ được hiệu nghiệm.
- Bài vị của ông bà tổ tiên sẽ do gia chủ mang đến nhà mới với sự thành tâm, thành kính cao nhất.
- Khi di chuyển đến nhà mới, mỗi thành viên đều cần mang ít nhất theo một đồ vật như: chiếu, bếp nấu… để làm đúng nghi lễ nhập trạch. Tuyệt đối không được mang tay không đến nhà mới.
- Người thực hiện nghi lễ nhập trạch thường là gia chủ nam hoặc trụ cột chính trong gia đình. Trường hợp gia chủ không có nam giới, phụ nữ có thể tiến hành lễ nhập trạch. Quan trọng nhất là người được chọn thực hiện nghi lễ phải có lòng thành tâm, thành kính tuyệt đối với ông bà gia tiên và thần linh.
- Trà được sử dụng dâng lên đấng bề trên trong lễ nhập trạch phải được đun ít nhất 2 tiếng nhằm khởi động nguồn sinh khí trong gia đình.
- Sắm đầy đủ lễ vật để làm lễ cúng nhập trạch.
2. Nên bốc bát hương trước hay nhập trạch trước?
Bốc bát hương trước hay nhập trạch trước? là thắc mắc của không ít gia chủ, hãy cùng Đồ Thờ Hoa An tìm ra câu trả lời dưới nội dung sau.
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, bốc bát hương là nghi lễ nằm trong nghi thức nhập trạch. Việc bốc bát hương sẽ được ưu tiên thực hiện trước và mang tính bắt buộc. Sau đó mới đến các nghi lễ khác trong lễ nhập trạch. Gia chủ không thể nhập trạch trước nếu như chưa bốc bát hương.
Việc bốc bát hương cần thực hiện đúng theo các bước để thể hiện lòng thành kính với các đấng bề trên. Đồng thời những lời cầu nguyện của gia chủ mới được các thần linh, gia tiên nghe thấu và chấp thuận. Nhờ vậy, lễ bốc bát hương nói riêng và nghi thức nhập trạch mới diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất.
3. Lễ bốc bát hương được thực hiện như thế nào?
3.1. Sắm lễ bốc bát hương
Sắm lễ bốc bát hương về nhà mới thường không có nguyên tắc nào bắt buộc mà tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Tuy nhiên, gia chủ cần cố gắng đảm bảo sắm lễ bốc bát hương gồm các lễ vật sau:
- 1 con gà lễ (nếu có)
- 1 chân giò trước làm sạch luộc chín
- 1 đĩa xôi trắng
- 1 chai rượu trắng (1/2 lít)
- 5 quả trứng gà ta (để sống) 2 lạng thịt vai (để sống). Lễ xong phải luộc chín luôn.
- 3 lá trầu + 3 quả cau
- 3 chén nước
- 5 quả tròn (táo hay lê…)
- 9 bông hồng màu hồng son
- 1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn)
- 1 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá
- 1 đinh vàng hoa
- 5 lễ vàng tiền
- 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng
- 1 mâm cơm canh (không hành tỏi), nước luộc + canh bí, 6 bát cơm (một xới).
3.2. Chuẩn bị trước khi bốc bát hương
- Ba bát hương mới để thờ tổ tiên, thờ các đấng thần linh. Cũng có trường hợp thờ chung thì gia chủ chỉ cần chuẩn bị một bát hương là đủ.
- Chuẩn bị tro trấu để làm cốt cho bát hương.
- Chuẩn bị một gói Thất Bảo cho bát hương như: Thiết Vàng, Thiết Bạc cùng với các loại đá quý như: Thạch anh, Mã Não, Ngọc hay xà cừ, san hô đỏ.
- Rửa sạch bát hương trước khi bốc.
3.3. Các bước bốc bát hương
- Sau khi đọc văn khấn xong, gia chủ sẽ tiến hành bốc bát hương.
- Đặt gói Thất Bảo vào, sau đó cho tro rơm nếp đã bóp qua với nước gừng pha với rượu để tro rơm được thanh tịnh.
- Cuối cùng là lấy một vài chân nhang ở bát hương cũ cắm sang bát hương mới bốc xong, Khấn Vái tạ ơn Thần Linh, Gia Tiên đã cho phép thay bát hương.
- Đặt bát hương lên bàn thờ mới.
Hy vọng thông qua bài viết của Đồ Thờ Hoa An đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Bốc bát hương trước hay nhập trạch trước?”. Đồng thời nắm được các bước bốc bát hương khi về nhà mới.
Tượng Rồng phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Linh vật Phong Thủy
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Mùi - Dê phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Dần-Hổ Phong Thủy
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi