Lời mở
Tượng Bát Mã Truy Phong hay còn có tên gọi khác là tượng Mã Đáo Thành Công. Từ trước tới nay luôn là một vật phẩm phong thủy rất được ưa chuộng. Người ta còn thường dùng bài thơ Mã Đáo Thành Công làm lời chúc mỗi dịp Tết, khai trương, tân gia,..:
“”Mã phi ngàn dặm đường dài
Đáo thương thân chủ miệt mài làm ăn
Thành gia có chí không lùi bước
Công thành danh toại vững ngàn sau”
Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc thật sự của tượng Bát Mã. Cũng như không biết tượng Bát Mã thì hợp với tuổi nào, mệnh gì? Vậy thì trong bài viết này, hãy cùng Đồ thờ Hoa An tìm hiểu nhé!
1. Sự tích của tượng Bát Mã Truy Phong
Sự tích thứ nhất – của người Mông Cổ
Vào khoảng thế kỉ 13, 14, lịch sử loài người đã từng ghi nhận đất nước có lãnh thổ liền nhau rộng lớn nhất là Mông Cổ. Mông Cổ là một đế chế lớn hùng mạnh và có ảnh hưởng ít nhiều đến các nước xung quanh. Trên thảo nguyên phía Bắc mênh mông rộng lớn, ngựa đối với người mông cổ quan trọng như anh em trong nhà. Mùa xuân, người ta sẽ thả những con ngựa đã được thuần chủng vào trong rừng. Để kéo những con ngựa hoang về với đàn trang trại của mình. Một khi thả ngựa ra tức là chấp nhận rủi ro có thể mất luôn hoặc sẽ kéo thêm được ngựa khác về với đàn vào mùa thu và mùa đông, tức là thành công. Do đó, họ thường trưng tượng đàn ngựa tám con đang chạy về cùng một hướng. Giống như các chú ngựa đã lôi kéo thành công những con ngựa hoang về đàn.
Sự tích thứ hai – của người Việt Nam
Đối với nước ta, sau sự kiện vua Quang Trung đánh tan quân đội nhà Thanh. Để báo tin thắng trận, vua cho người cưỡi ngựa ngày đêm mang đúng một cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân. Để báo tin thắng trận cho công chúa Ngọc Hân, với lời nhắn “Mã Đáo Thành Công”. Từ đó, tượng Mã Đáo Thành Công ngày một trở nên phổ biến hơn ở nước ta và được sử dụng trong nhiều đời, nhiều thế kỉ, mãi đến tận bây giờ.
Sự tích thứ ba về tượng Bát Mã Truy Phong
Thời xưa, phương tiện di chuyển đường dài chủ yếu là đi ngựa, cưỡi ngựa. Vậy nên những người có ngựa sẽ có cơ hội để đi làm ăn xa. Hoặc các binh lính đi đánh giặc cũng dùng ngựa. Những người vợ, người mẹ già ở nhà ngóng trông mòn mỏi. Họ luôn mong nghe thấy tiếng bước chân ngựa để biết được người thân mình đã bình an trở về. Và từ đó, mọi người trưng bày tượng Bát Mã trong nhà để mong cho người thân “mã đáo” – tức trở về thành công.
2. Đối tượng sử dụng tượng Bát Mã Truy Phong
Tuy mang ý nghĩa vô cùng tốt lành, nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được tượng Bát Mã Truy Phong.
Theo ngũ hành
Tượng Bát Mã Truy Phong trong phong thủy thuộc vào hành Hỏa nên những người mang mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ sử dụng sẽ rất tốt, mang lại nhiều may mắn, thành công.
Theo con giáp
Đối với tuổi giáp, tượng Bát Mã Truy Phong là sự lựa chọn hoàn hảo của những người tuổi Hợi, tuổi Thìn và tuổi Tuất.
Ngoài ra, những người tuổi Tý không nên đặt tượng Bát Mã trong nhà vì đây là con giáp xung khắc với ngựa.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết này hẳn các bạn đã hiểu được về nguồn gốc của tượng Bát Mã – Bát Mã Truy Phong – Mã Đáo Thành Công rồi phải không. Để được tư vấn và giải đáp kỹ lưỡng hơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua trang web Đồ thờ Hoa An. Hoặc tới trực tiếp cửa hàng tại địa chỉ: 264 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hoa An luôn hân hạnh chào đón quý khách hàng!
Vật Phẩm Tụ Lộc Tụ Tài
Vật Phẩm Tụ Lộc Tụ Tài
Vật Phẩm Tụ Lộc Tụ Tài
Vật Phẩm Tụ Lộc Tụ Tài
Tượng Rồng phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Bát Tụ Bảo
Bát Tụ Bảo
Vật Phẩm Phong Thủy Tháng 10/2024
Vật Phẩm Phong Thủy
Cây bắp cải - củ cải
Cây bắp cải - củ cải
Cây bắp cải - củ cải
Vật Phẩm Phong Thủy
Vật Phẩm Phong Thủy
Vật Phẩm Phong Thủy
Vật Phẩm Phong Thủy
Vật Phẩm Phong Thủy
Vật Phẩm Phong Thủy