Lời mở
Tỳ Hưu là con vật gì? Trong phong thủy, có rất nhiều loài linh thú mà người ta tin rằng sẽ mang lại cho gia chủ tiền tài, lộc lá, may mắn. Ví dụ như: Thiềm Thừ, Tượng Rồng, Kỳ Lân, Long Quy, Tỳ Hưu,… Và Tỳ Hưu được coi là một linh thú mạnh. Nó có vai trò thu hút của cải, sự giàu có về cho chủ nhân. Thế nhưng Tỳ Hưu là con gì, nó có ý nghĩa và vai trò cụ thể ra sao thì lại không nhiều người nắm rõ. Vậy nên trong bài viết này, Đồ thờ Hoa An sẽ cùng các bạn đi tìm lời đáp cho những câu hỏi trên nhé!
1. Tỳ Hưu là con vật gì?
Tỳ Hưu là một con vật, một thần thú trong phong thủy. Nó được miêu tả là có hình dáng ghép lại từ nhiều loài vật: đầu của con lân, thân mình của con gấu hoặc ngựa, đuôi sư tử, trên lưng có cánh và đôi khi có vảy như rồng, trên đầu có một hoặc hai cái sừng. Đặc biệt, Tỳ Hưu không có hậu môn, cho nên chỉ có thể ăn vào mà không thể thải ra. Chính vì thế, người ta thường dùng tượng Tỳ Hưu trong phong thủy để thu hút tiền tài. Để tài lộc tới mà không thất thoát đi, giúp gia chủ ngày một giàu có.
Theo dân gian truyền miệng, Tỳ Hưu được chia làm hai loại với hai tên gọi khác nhau:
Một loại có tên là Thiên Lộc, với hai chiếc sừng trên đầu. Tỳ Hưu Thiên Lộc có bụng và mông phình to, khuôn miệng rộng, mang dáng vẻ oai phong, uy nghi. Loại Tỳ Hưu này thường được dùng để trấn giữ, bảo vệ của cải vật chất.
Loại thứ hai được gọi là Tịch Tà, chỉ có một chiếc sừng. Tỳ Hưu Tịch Tà có vẻ ngoài hung hăng, dữ tợn, chiếc miệng rộng há to. Thức ăn của loài này thường là các vong linh, các loại yêu ma mang tính chất và trường năng lượng xấu. Vậy nên chúng được dùng để xua đuổi tà ma, bảo vệ ngôi nhà và bình an cho gia chủ.
2. Truyền thuyết con Tỳ Hưu
Nguồn gốc Tỳ Hưu trong thần thoại
Theo thuyết xưa kể lại, vua Rồng sinh ra 9 người con. Trong đó Tỳ Hưu là người con cuối cùng, có vẻ ngoài xinh đẹp và lộng lẫy nhất. Tuy nhiên, đúng như câu nói “hồng nhan bạc mệnh”, Tỳ Hưu mang trong mình dị tật ngay từ khi sinh ra rồi chết yểu. Một con vật đẹp như vậy mà lại xấu số. Cho nên khiến cho Ngọc Hoàng thương xót và đưa về trời làm linh thú, chuyên phò trợ tài lộc.
Ngoài ra, còn có một phiên bản khác về nguồn gốc của con Tỳ Hưu cũng được nhân gian truyền tụng lại lâu đời. Đó là Tỳ Hưu là người con thứ 9 của vua Rồng. Nó sở hữu vẻ ngoài lộng lẫy, oai phong nhưng lại rất tham ăn tục uống, chuyên ăn mất vàng bạc và châu báu. Điều ấy làm cho Ngọc Hoàng rất tức giận, nên Người đã vỗ vào mông nó khiến nó bị phong ấn ở hậu môn. Mọi của cải nó ăn vào giờ đây không thể thoát ra được nữa. Từ đó, Tỳ Hưu trở thành linh vật may mắn chuyên trông giữ tiền tài, của cải.
Truyền thuyết Tỳ Hưu với vua Minh Thái Tổ
Vào thời vua Minh Thái Tổ, khi đất nước gặp khó khăn về kinh tế, ngân khố nhà Minh gần như cạn kiệt. Nhà vua lo lắng vô cùng. Vì quá lo lắng nên ban đêm ông nằm mơ. Trong giấc mơ đó, nhà vua thấy một linh vật rất lớn với đầu sư tử, chân to, có sừng xuất hiện ở khu vực trước cung, ăn nuốt vàng miếng. Sau khi giấc mơ lạ xuất hiện, nhà vua cho mời thầy phong thủy đến để giải thích thì được biết. Khu vực con vật xuất hiện là cung tài, và khu đất đó là linh địa.
Nhà vua cho xây một cánh cổng theo trục bắc nam dẫn vào Tử Cấm Thành. Ngay nơi Tỳ Hưu xuất hiện, sau đó nhà vua cho tạc tượng Tỳ Hưu bằng ngọc và đặt ở tầng trên cao Tào Môn. Kể từ ấy, nhà Minh ngày càng mở rộng lãnh thổ và trở thành một triều đại thịnh vượng. Bởi vì theo tiếng Hồng Kông, thêm dấu chấm vào chữ “Vương” thì trở thành chữ “Ngọc”. Nên Tỳ Hưu thường được làm bằng ngọc để mang lại nhiều may mắn, giúp chủ nhân làm ăn thuận lợi.
Sự tích Tỳ Hưu và tham thần Hòa Thân
Hòa Thân khi còn trẻ rất nghèo, tới nỗi có chức quan cha để lại sẵn cũng không thể nhận được vì không có 10 lượng bác. May mắn được ông Liêm (bố vợ sau này) giúp đỡ. Hòa Thân ngày càng leo lên vị trí cao, chỉ dưới vua và ngày càng giàu có. Ngân khố nhà vua thì ngày một cạn kiệt mà nhà Hòa Thân lúc nào cũng rủng rỉnh, đầy ắp tiền bạc.
Mãi tới khi Hòa Thân bị kết án và xử tử. Người ta mới phát hiện số của cải châu báu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà nước trong nhà Hòa Thân. Thì ra là nhờ ông có con Tỳ Hưu làm bằng ngọc thủy phí xanh quý giá. Nó có cái bụng và mông to hơn cả của Tỳ Hưu nhà vua làm bằng bạch ngọc.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết này, hẳn các bạn đã biết được Tỳ Hưu rốt cuộc là con vật gì và có nguồn gốc từ đâu phải không. Để được tư vấn và giải đáp kỹ lưỡng hơn. Các bạn có thể liên hệ tới website online của Đồ thờ Hoa An hoặc tới cửa hàng trực tiếp. Sự hài lòng của các bạn là niềm vinh hạnh của chúng tôi.
Hóa vàng
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Đốt trầm (Xông trầm)
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc