Nếu bạn nhận thấy bát hương trong nhà đã cũ và có ý định đem bỏ nhưng không biết phải làm như thế nào để không phạm phải những điều cấm kỵ thì hãy đọc ngay bài viết nhé.
Có nên bỏ bát hương cũ và bàn thờ cũ hay không?
Văn hóa thờ cúng thần linh, tổ tiên là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta từ ngàn xưa. Bàn thờ và bát hương là hai món vật dụng không thể thiếu giúp ta thể hiện sự tôn trọng với các đấng bề trên và những người thân đã khuất. Việc bỏ bát hương hay bàn thờ cũ là một việc làm cần thiết để thể hiện sự kính trọng đến các bậc tiền nhân. Thế nhưng, bạn cần làm một cách thận trọng và đúng cách nếu không muốn mạo phạm đến thần linh.
Cách bỏ bát hương cũ
Cách sắm lễ, mâm cúng bỏ bát hương cũ
Trước khi vào làm lễ xin phép thần kinh cũng như gia tiên được bỏ đi bát hương cũ, bạn cần chuẩn bị một mâm lễ vật bao gồm trái cây, bánh kẹo, trầu cau và những đồ cúng như sau: Một bát gạo, một bát muối, xôi, thịt gà luộc cả con, thịt heo luộc, cỗ cúng (chay hoặc mặn), một gói chè, thuốc lá và rượu. Sau khi đã chuẩn bị tất cả, bạn có thể bắt đầu độc bài văn khấn vái.
Văn khấn bỏ bát hương cũ
Trước khi đọc bài văn khấn, gia chủ nên học thuộc hoặc ghi ra giấy để có thể đọc một cách trôi chảy. Dưới đây là bài văn khấn để mọi người tham khảo:
“Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Con kính lạy ngài Ngũ Phương, Ngài Ngũ Thổ, Ngài Phúc Đức Tôn Thần. Con kính lạy các ngài Tiền Hậu Địa Chủ Tài thần. Con kính lạy các bậc gia tiên và chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ đất này.
Con kính lạy Cao tằng tổ khảo; Cao tằng tổ tỷ; Bá thúc huynh đệ; cô di tỷ muội; nội ngoại dâu rể; Bà cô tổ, ông mãnh; Hội đồng Gia tiên họ: (họ của nhà mình)……………….. Kính mời các cụ hiển linh.
Hôm nay, ngày……tháng……năm……. (âm lịch)
Tên con là:…………………………………….Sinh năm: ……………………. Cùng các các thành viên trong gia đình con gồm: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….) Chúng con cư ngụ tại: …………………………
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà xin được đọc văn khấn thay bát hương cũ và thành tâm sắm lễ, hương hoa lễ vật, dâng lên trước án để bỏ bát hương cũ, thay bát hương mới thần linh và gia tiên, cầu cho mọi sự tốt đẹp, khang thịnh hơn.
Chúng con kính mời các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ đất này. Cúi xin các ngài nghe thấu tâm can, đáp lễ lời mời, giáng lâm trước án.
Nay tín chủ con muốn thay bát chân nhang, trước là để cảm tạ ơn trên, các vị thần linh, gia tiên đã phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con được bình an vô sự. Nay tín chủ con xin được thay bát hương mới để nơi thờ phụng các vị thần linh, gia tiên được khang trang, tươi đẹp hơn.
Sau lễ này chúng con xin phép được thay bỏ bát hương cũ bằng bát hương mới, mong các ngài lại ngự vào hiển linh vào bát chân nhang để toàn gia chúng con tiếp tục được thờ phụng. Tín chủ con lại kính mời vong linh tổ tiên, Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong xứ đất này đáp lễ lời mời, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con luôn được bình an, may mắn, mọi sự tốt lành.
Chúng con kính lạy lễ bạc tâm thành,cúi dâng trước án, cúi xin mong được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)”
Văn khấn khi thay bát hương mới
Hôm nay là ngày …………. tháng …………… Năm …………
Tên con là ………………………… (Tín chủ của ………………….. địa chỉ ……………………..)
Con làm lễ bốc bát hương mới, mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…………………
Hương thắp đợt thứ hai thì hóa tiền vàng văn khấn, vãi riêng gạo muối ra trước ngõ. Khi còn ¼ hương thì xin tạ lễ
Văn khấn lễ tạ
Hôm nay là ngày…………..tháng ………….năm………….
Tín chủ con là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.
Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ!
Cách bỏ bàn thờ cũ
Cách sắm lễ, mâm cúng bỏ bàn thờ cũ
Các lễ vật bạn cần chuẩn bị để bỏ bàn thờ cũ bao gồm: Đĩa trái cây ngũ quả, lọ hoa tươi, nhang, đèn cầy, vàng mã bạn cần chuẩn bị nhiều loại bao gồm nhiều loại (bạn chỉ cần ra tiệm vàng mã, yêu cầu họ bán bộ vàng mã chuyển bàn thờ là được), gà luộc hoặc thịt quay (tuy nhiên không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ), đĩa xôi hoặc cháo, rượu, trà, trầu cau
Văn khấn chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Con Lạy Chín Phương Trời, Mười Phương Phật
Hôm Nay Là Ngày: …… Tháng ……. Năm……
Chúng con là….Tuổi ……..
Hiện đang trú tại: ………………
Kính Cáo Chư Vị Tôn – Thần, Nay Vì nhà con có sự thay đổi mặt bằng Xin Làm Lễ Thiên Linh Vị Tài Thần Thổ Địa, Để Đặt Bàn Thờ Thổ Địa Tài Thần Vào Nơi Mới.
Hôm nay ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được “Thiên Di Linh Vị Thần Đài” –Chuyển Ban Thờ Thổ Địa Mạch Long Thần Từ Vị Trí …………….. Sang nơi ở mới………Tuy Vị Trí Có Thay Đổi Nhưng Hướng Bàn Thờ Vẫn Giữ Nguyên Như Trước.
Con Kính Xin Chư Vị Tôn Thần Bản Gia, Bản Địa Chắp Lễ Chắp Cầu Cho Được Phép Di Chuyển Bàn Thờ Sang Nơi Mới.
Con Xin Dập Đầu Kính Bái.
Bài cúng xin chuyển bàn thờ từ nhà cũ về nhà mới
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Con kính lạy các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con là: …………
Sống tại: …………
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng ……… năm ……
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:
Vì chúng con khởi tạo ……………… căn nhà ở địa chỉ: …………………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay gia đình chúng con đã tạo dựng được ngôi nhà mới và chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị Thần Linh cho phép chúng con được nhập vào nhà mới tại:………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép các vị Thần Linh cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ cúng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con luôn bình an, mạnh khỏe, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào.
Văn khấn chuyển bàn thờ cũ sang vị trí mới
“Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày…..tháng…..năm…..
Tín chủ con là……tuổi……
Hiện đang cư trú…………………….
Kính cáo chư vị tôn thần, nay vì cơ quan có sự thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Thần tài, Thổ địa để đặt bàn thờ thần tài, thổ địa (Gia tiên, Phật, Thổ công,….) vào nơi mới.
Hôm nay cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển bàn thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí………sang…….con xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép chuyển bàn thờ sang nơi mới.
Tín chủ:……con xin dập đầu kính bái”
Một số lưu ý khi làm lễ thay bát hương
Việc thay bát hương hay chuyển bàn thờ là việc quan trọng nên bạn cần chọn ngày tốt để tiến hành
Trước khi thay bát hương, bàn thờ cũ, cũng cần lau chùi bàn thờ và bát hương cũ trước khi bỏ
Ngoài những lễ vật đầy đủ, bạn cần đặt sự thành tâm của mình lên hàng đầu
Bố trí bát hương đúng vị trí, tuyệt đối không được xê dịch, những đồ thờ dâng lên cần đặt nằm phía trước của bát hương là tốt nhất.
Tượng Rồng phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Linh vật Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Mùi - Dê phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Dần-Hổ Phong Thủy
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ