Tỳ Hưu là một trong những linh vật có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy, được dùng rộng rãi trong thờ cúng tâm linh. Có khả năng chiêu tài tiến lộc, trấn trạch trừ tà, hỏa giải được “Ngũ hoàng đại sát” bảo vệ gia chủ thuộc hàng bậc nhất. Tỳ Hưu sẽ phát huy tối đa hiệu quả phong thủy nếu được đặt ở vị trí phong thủy thích hợp.
Tỳ Hưu là gì? Nguồn gốc của Tỳ Hưu
Tương truyền, Tỳ Hưu là đứa con thứ 9 của loài Rồng, trời sanh sắc tướng vô cùng xinh đẹp, toát lên vẻ đẹp tuyệt vời mà không ai trong 9 người con còn lại có được. Vẻ đẹp của Tỳ Hưu hội tụ đủ vẻ đẹp của các loài: đầu giống Kỳ Lân, thân lớn như gấu, toàn thân có vẩy rồng, trên đầu có sừng và đôi cánh sau lưng.
Sở hữu vẻ đẹp trời ban, thế nhưng không may Tỳ Hưu bẩm sinh không có hậu môn, bởi vậy không bao lâu thì qua đời. Ngọc Hoàng thấy xót thương cho Tỳ Hưu xinh đẹp mà bạc mệnh, bởi vậy đã đưa Tỳ Hưu về trời làm linh vật trông coi ngân khố, phò trợ về tài lộc cho nhân gian.
Ý nghĩa của Tỳ Hưu phong thủy
Ý nghĩa chính của Tỳ Hưu phong thuỷ là chiêu tài, giữ lộc và trấn trạch, trừ tà, hộ mệnh. Theo quan niệm trong dân gian, Tỳ Hưu có hai loại tùy theo với tên gọi và ý nghĩa khác nhau:
Tỳ Hưu Thiên Lộc: có dáng vẻ oai phong uy vũ, bụng và mông to, miệng rất rộng và có 2 sừng trên đầu. Tỳ Hưu Thiên Lộc vốn chỉ thích ăn Kim ngân, Vàng Bạc, Châu báu, nhưng lại không có hậu môn nên không thể nhả ra. Bởi vậy được xem là biểu tượng chiêu tài giữ lộc bậc nhất trong số các linh vật phong thủy.
Tỳ Hưu Tịch Tà: Có miệng luôn há rộng và toát lên vẻ ngoài dữ tợn, có 1 sừng trên đầu. Tỳ Hưu Tịch Tà có sở thích ăn các loài yêu mà, thức ăn của nó chính là sinh khí của yêu ma, biến tà khí thành cát khí. Bởi vậy Tịch Tà được xem là linh vật phong thủy có thể trấn áp tà khí, xua đuổi tà mà hộ mệnh cho gia, gia đạo bình an.
Tượng Tỳ Hưu thường được trưng bày trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, hoặc tại phòng khách hoặc trên bàn làm việc, với những lợi ích và ý nghĩa phong thủy sau đây:
- Chiêu tài lộc: Đặc điểm của Tỳ Hưu là có miệng rộng và thích ăn nhất là Vàng Bạc, Châu báu, giữ lại cho chủ nhân không bao giờ nhả ra. Khi trưng bày tượng Tỳ Hưu sẽ giúp phù trợ cho gia chủ trong việc làm ăn kinh doanh, buôn bán. Nhiều người làm ăn, kinh doanh lựa chọn mua đá Tỳ Hưu vàng để làm linh vật mang về nhiều sự sung túc và tài lộc cho bản thân.
- Trấn trạch, trừ tà, hộ mệnh: Tỳ Hưu còn là linh vật có khả năng trấn trạch, trừ tà, được xem như một linh vật hộ pháp. Tỳ Hưu Tịch Tà chuyên ăn các luồng yêu khí, tà khí, biến tà khí thành cát khí giúp bảo vệ gia đình, các nơi thờ cúng trang nghiêm không bị yêu ma quấy nhiễu.
- Hóa giải sát khí: Ngoài ý nghĩa chính là trấn trạch, trừ tà, Tỳ Hưu còn có công dụng hóa giải “Ngũ hoàng đại sát” – là sát tinh mạnh nhất trong phong thủy có thể gây hại cho gia chủ về sức khỏe và tài vận. Ngũ hoàng đại sát gồm ngũ hoàng trạch tinh, ngũ hoàng đại vận, ngũ hoàng lưu nhật, ngũ hoàng lưu nguyệt, ngũ hoàng lưu niên và ngũ hoàng lưu thời.
Cách lựa chọn màu sắc Tỳ Hưu hợp mệnh
Màu sắc theo Ngũ hành được sử dụng rất phổ biến trong phong thủy. Khi chọn lựa các vật phẩm phong thủy, đặc biệt là tượng Ông Địa Thần Tài, cóc ngậm tiền, Tỳ Hưu phong thủy,… người ta thường ưu tiên lựa chọn các yếu tố như màu sắc, kích thước rồi mới đến kiểu dáng của sản phẩm.
Theo phong thủy, màu sắc ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của mỗi người. Nên ưu tiên chọn màu sắc tương sinh với mệnh của gia chủ. Sau mới đến tương hợp, tránh chọn màu xung với mệnh. Sau đây là một số gợi ý:
Người mệnh Kim: Thổ sinh Kim, nên chọn Tỳ Hưu phong thủy có màu nâu hoặc vàng là màu thuộc hành Thổ. Hoặc cũng có thể chọn màu trắng, xám, ghi là những màu bản mệnh của mệnh Kim. Kỵ màu đỏ, cam, tím thuộc hành Hỏa.
Người mệnh Mộc: Thủy sinh Mộc, nên chọn Tỳ Hưu phong thủy có màu xanh lam, xanh da trời hoặc xanh nước biển,… là màu thuộc hành Thủy. Hoặc cũng có thể chọn màu xanh lá cây, xanh ngọc, xanh mạ là những màu bản mệnh của mệnh Mộc. Kỵ màu Trắng, vàng tươi, ghi, xám thuộc hành Kim.
Người mệnh Thổ: Hỏa sinh Thổ, nên chọn Tỳ Hưu phong thủy có màu đỏ, cam, hồng, tím. Hoặc cũng có thể chọn màu nâu, vàng nhạt là những màu bản mệnh của mệnh Thủy. Kỵ màu xanh lá cây thuộc hành Mộc.
Người mệnh Thủy: Kim sinh Thủy, nên chọn Tỳ Hưu phong thủy có màu vàng tươi, trắng hoặc ghi. Hoặc cũng có thể chọn màu xanh nước biển, xanh da trời là những màu bản mệnh của mệnh Thủy. Kỵ màu nâu, vàng nhạt thuộc hành Thổ.
Người mệnh Hỏa: Mộc sinh Hỏa, nên chọn Tỳ Hưu phong thủy có màu xanh lá cây. Hoặc màu đỏ, cam, hồng và tím là những màu bản mệnh của mệnh Hỏa. Kỵ màu đen, xanh lam, xanh nước biển thuộc hành Thổ.
Chọn đúng màu sắc tương sinh với mệnh của gia chủ có thể mang đến tài lộc, may mắn, cát khí, ảnh hưởng tích cực đến công việc và sự nghiệp, kinh doanh buôn bán thuận lợi. Tương sinh tức là vật này bồi đắp, nuôi dưỡng cho vật kia phát triển, lớn mạnh, hưng thịnh, ngày càng dồi dào. Tương khắc là bị khắc chế, bị làm cho yếu đi, vì vậy nên tránh.
Một số lưu ý khi sử dụng tượng Tỳ Hưu phong thủy để trưng thờ
Để mang lại hiệu quả phong thủy tốt nhất, gia tăng may mắn và tài lộc, cũng như trừ tà, hộ mệnh. Quý gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Tỳ hưu là linh vật phong thủy kỵ máu, do đó nên tránh để Tỳ Hưu dính máu. Phụ nữ trong thai kỳ hoặc kỳ kinh cũng không nên chạm vào Tỳ Hưu
- Không chạm vào miệng Tỳ Hưu. Không đặt Tỳ Hưu đối diện mặt phẳng phản chiếu như gương.
- Tỳ Hưu là linh vật phong thủy có linh tính, bởi vậy nên làm lễ khai quang điểm nhãn trước khi sử dụng, để Tỳ Hưu nhận chủ, phù trợ chủ nhân.
- Tỳ Hưu đã được khai quang thì không tặng cho người khác, vì Tỳ Hưu đã nhận chủ thì chỉ có hiệu quả phong thủy và chỉ bảo hộ chủ nhân.
- Tỳ Hưu sau khi mua về nên được tẩy uế để được sạch sẽ tràn đầy linh khí, phát huy tối đa hiệu quả phong thủy.
Kết luận, trên đây là những giải đáp về ý nghĩa và lợi ích phong thủy của Tỳ Hưu, cách chọn Tỳ Hưu theo mệnh tuổi và các lưu ý khi đặt tượng Tỳ Hưu để trưng thờ trong nhà, giúp mang đến may mắn, tài lộc, phù trợ cho đường công danh, sự nghiệp của gia chủ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn chọn được mẫu tượng đẹp phù hợp.
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)
Thiềm Thừ (Cóc)