Một thương gia hay thương nhân là người kinh doanh, người làm thương mại,thực hiện các giao dịch buôn bán từ nơi sản xuất hàng hóa (nơi thừa) tới nơi có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa (nơi thiếu).
Các hãng hàng không cũng dùng thuật ngữ Hạng thương gia (Business Class).để chỉ hạng ghế đặc biệt (VIP) trên máy bay của họ.
Thương gia trong từ thông dụng, cùng nghĩa với thương nhân, thương buôn, thương lái, lái buôn. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng thương gia là người hoạt động buôn bán, trong ngành thương mại, không phải nhà sản xuất và thương nhân khác với doanh nhân. Tại sao lại có sự phân biệt này? Cùng Hoa An tìm hiểu qua bài nghiên cứu dưới đây.
Nguồn gốc của từ “Thương” 商
Trước hết, thương gia, thương nhân là từ Hán Việt (có nguồn gốc từ Trung Quốc). Thương gia hay thương nhân trong tiếng Trung (Hán Tự) đều được viết là 商人 (Shāngrén).
Từ “Thương” 商 ở đây còn có nghĩa là nhà Thương (商朝: Thương triều) – triều đại của nhà Thương, bắt đầu từ khoảng năm 1766 đến 1122 trước Công Nguyên ở thung lũng sông Hoàng Hà, và là triều đại đầu tiên đã được xác nhận rõ ràng về mặt lịch sử của Trung Quốc.
Nhiều tranh cãi cho rằng trước nhà Thương, nhà Hạ (năm 2100-1600 trước Công Nguyên) mới thực sự là triều đại đầu tiên của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà Hạ vẫn chưa được coi là vương triều chính thức do thời điểm đó vẫn là thời kì sơ khai, chưa có hệ thống chính quyền, pháp luật và vẫn là thời kì hòa bình giữa nhiều bộ lạc, trong đó có nhà Thương.
Vậy, liệu ta có thể hiểu “Thương gia” hay “Thương nhân” là người nhà họ Thương? Điều này hoàn toàn có thể. Tất cả bắt nguồn từ Vương Hợi 王亥 – vị vua thứ 7 của nước Thương.
Vương Hợi 王亥 là ai?
Vương Hợi (năm 1854 – năm 1803 trước công nguyên), người Thương Khâu 商丘 thời triều Hạ, là vị quân chủ thứ 7 của nước Thương, cháu đời thứ 6 của Át Bá 阏伯, trưởng tử của Minh 冥
Vương Hợi không những lập công lớn trong việc trị thuỷ, mà còn thuần phục trâu ngựa phát triển sản xuất, phát minh xe trâu (xe bò), dùng xe chở hàng hoá đi giao dịch ngoài bộ lạc, mở đầu thúc đẩy nông nghiệp, chăn nuôi nhanh chóng phát triển, khiến bộ lạc Thương lớn mạnh. Vương Hợi đi đầu trong mậu dịch thương nghiệp Hoa Hạ, lâu dần mọi người gọi người của bộ lạc Thương hoạt động về mậu dịch là “thương nhân” 商人, gọi vật phẩm trao đổi là “thương phẩm” 商品, gọi nghề mậu dịch mà người Thương làm là “thương nghiệp” 商业, họ tôn xưng Vương Hợi là “Hoa thương thuỷ tổ” 华商始祖. Truyền thuyết dân gian cho Vương Hợi là Trung bân tài thần, chưởng quản tài vận của người 60 tuổi về sau.
Vương Hợi 王亥 được mọi người tôn sùng là “Hoa thương thuỷ tổ”, “Trung bân tài thần”, có thần uy cực lớn đối với triều Thương. Thậm chí có lúc người triều Thương dùng lễ tế Thiên để tế Vương Hợi. Khi mọi người cầu đảo mưa thuận gió hoà cũng thường tế Vương Hợi, hi vọng có được sự bảo hộ. Trong các tiên công của triều Thương, chỉ có Vương Hợi xưng Vương, trong mắt người triều Thương, Vương Hợi có phong phạm của bậc Vương giả, địa vị tôn quý của Vương giả. Chữ “Hợi” 亥 trong “Vương Hợi” 王亥 gồm chữ 亥 (hợi) và chữ 鸟 (điểu) (1). Điều này nói rõ di tích người Thương tảo kì lấy “điểu” làm totem, mặt khác cũng nói rõ trong mắt người đời sau, Vương Hợi đã có được địa vị totem.
Trình độ phát triển về kinh thương của Vương Hợi đã thúc đẩy tiến trình quảng bá Thương văn hoá của Trung Hoa đến với thiên hạ. Ngày nay, hình ảnh của Vương Hợi được trừu tượng hóa thành Thần Tài, và là vị Thần Tài đầu tiên, ở chính giữa trong số 5 vị Thần Tài, tượng trưng cho trí tuệ sáng suốt sẽ tạo ra của cải. Do đó, nhiều thương nhân Trung Quốc lũ lượt hàng năm đổ về Thương Khâu để tế tự Thương tổ Vương Hợi, cầu mong Thương tổ phù hộ sự nghiệp được thành đạt, phát triển tài phú.
Thương nhân, thương gia và doanh nhân có khác gì nhau không?
Theo Luật Thương mại 2005 được pháp luật Việt Nam quy định, không có sự khác biệt giữa thương nhân và doanh nhân.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng doanh nhân trong thời đại ngày nay không đơn thuần chỉ là việc buôn bán kiếm lợi chênh lệch, mà doanh nhân là người giải quyết các vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận. Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người làm công việc quản trị trong doanh nghiệp, có được những kinh nghiệm, kĩ năng trong việc kinh doanh và quản trị con người.
Tiếng Trung không có sự phân biệt giữa thương nhân hay doanh nhân và đều được viết là 商人.
Tuy rằng có sự tranh cãi giữa định thương nhân và doanh nhân, nhưng chúng ta đều có thể thống nhất chung 1 điều rằng: sự phát triển của con người đã thay đổi khái niệm kinh doanh.
Các công ty được thành lập để tăng tính kinh tế quy mô (economy of scale) và cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ. Việc kinh doanh từ việc buôn bán thông thường theo đó tất yếu phải tiến hóa tới hình thức phục vụ khách hàng, phục vụ con người. Suy cho cùng, việc buôn bán, đưa sản phẩm từ nơi thừa tới nơi thiếu chính là việc giải quyết nhu cầu đầu tiên và xuyên suốt lịch sử của con người: sản xuất và phân phối của cải.
Với đại đa số người dân, thương nhân, thương gia, hay doanh nhân đều có thể hiểu là một.
Theo quá trình phát triển của con người, khải niệm kinh doanh cũng phát triển theo. Một thương nhân không chỉ cần buôn bán sản phẩm mà cũng cần vô vàn kĩ năng khác như quản trị con người, tài chính, marketing,… Do đó, thương nhân, thương gia hay doanh nhân đều có thể hiểu là một.
Tượng Rồng phong thuỷ
Linh vật Phong Thủy
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Mùi - Dê phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Dần-Hổ Phong Thủy
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi