Hiển thị 1–36 của 51 kết quả

BỘ ĐỒ THỜ GIA TIÊN – NHỮNG THỨ KHÔNG THỂ THIẾU TRÊN BÀN THỜ VIỆT
Văn hóa tôn giáo được coi là nét đẹp tinh thần, thước đo lòng thành của người Việt. Trong mỗi gia đình Việt, thường có một bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ thần hay bàn thờ thần tài. Đặc biệt, các gia đình luôn chú trọng đến việc sắm đầy đủ bộ đồ thờ cúng phù hợp với lễ nghi và phong thủy.
Ý nghĩa của việc thờ cúng gia tiên là gì?
Thờ cúng gia tiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá Á Đông từ rất lâu. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em được nghe mẹ ru bằng những câu ca dao để nhớ đến nguồn gốc của gia đình.
Khi trưởng thành, thờ cúng gia tiên trở nên trang trọng và mang tính lễ nghi hơn. Đây là một chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc để làm người trong xã hội. Thờ cúng cũng là một phần trong đời sống tâm linh của người Việt.
Dù ở đâu, ít nhất mỗi nhà đều có một bàn thờ gia tiên của riêng mình. Không cần phải sang trọng, chỉ cần đầy đủ, tươm tất để thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Thắp hương cúng gia tiên vào những dịp đặc biệt như ngày Rằm, mùng 1, lễ, Tết, giỗ chạp… để tưởng nhớ tổ tiên.
Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì?
Chắc hẳn nhiều gia chủ có thắc mắc rằng 1 bộ đồ thờ gia tiên bao gồm những gì? Hay cách chọn bộ đồ thờ cúng cơ bản như thế nào? Dưới đây là bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ:
Bát hương
Mỗi gia đình Việt Nam thường sẽ có một hoặc ba bát hương. Bát hương là một đồ bày trên bàn thờ cúng không thể thiếu, được dùng để thắp hương. Người Việt tin rằng bát hương là điểm nối giữa âm và dương. Thắp hương là cách thể hiện lòng thành kính, đại diện cho lời mời tổ tiên và các thần linh về hưởng lộc, phù hộ và giúp đỡ gia đình.
Chóe thờ
Chóe thờ là một chiếc hũ được mô phỏng theo hình dáng của thập đựng gạo và được đặt trên bàn thờ gia tiên. Chúng được sử dụng để đựng gạo, muối và nước sạch. Chóe thờ tượng trưng cho lòng hiếu thảo và sự sung túc của gia chủ và là một phần không thể thiếu trong nghi thức thờ cúng gia tiên.
Bộ đỉnh hạc
Bộ đỉnh hạc gồm đỉnh thờ và hạc thờ, còn gọi là lư hương, là một trong những vật dụng thờ cúng trang nghiêm nhất trên bàn thờ. Nó bao gồm 5 phần cơ bản: đế, chân, bụng, nắp đỉnh và tai đỉnh.
Đỉnh thờ thường được khắc hoa tinh xảo với nhiều hoa văn và được dùng để đốt trầm hương. Theo truyền thống dân gian, hương trầm từ đỉnh thờ có thể giải trừ hung khí và mang lại sự may mắn cho gia chủ.
Bộ kỷ chén thờ
Bộ đĩa thờ thường gồm 3 hoặc 5 đĩa tùy theo diện tích bàn thờ và ý muốn của gia chủ. Đây là những đồ dùng thờ cúng quan trọng, được sử dụng để đựng nước, trà hoặc rượu thờ cúng hàng ngày.
Mâm bồng
Mâm bồng là đĩa nhỏ để đựng các vật thờ cúng như trầu cau, bánh kẹo, hoa quả, giấy tiền vàng mã… Thường có 1 đến 3 mâm bồng trên bàn thờ, với kích cỡ và mẫu mã đa dạng. Mâm giữa thường đựng trầu cau vàng mã, mâm bên phải đựng trái cây và mâm bên trái đựng hoa.
Bát thờ
Số lượng bát thờ thường là 6 bát, dùng để đựng cơm trắng dâng lên gia tiên vào các ngày lễ Tết và có ý nghĩa biểu tượng cho sự sung túc và no đủ.
Bộ đũa thờ
Đũa thờ thường được đặt kèm với bát cơm cúng. Với các ngày giỗ, đũa thờ thường được đặt đứng trên bát cơm. Các ngày bình thường, đũa thờ được đặt kế bên hoặc hai bên bàn thờ. Gia đình nên sử dụng bộ đũa thờ riêng để trang trí và đưa cho ông bà, tổ tiên có dụng cụ riêng để gắp thức ăn.
Chân nến thờ
Chân nến là biểu tượng của Hoả trấn trong ngũ hành và được sử dụng để thắp nến trên bàn thờ, kết nối người còn sống với người đã qua nhờ ánh sáng của nó.
Đèn dầu thờ
Đèn thờ dùng để giữ lửa và thắp hương trên bàn thờ. Nó cũng được coi là bùa chú để xua đuổi khí tà ma.
Ống hương
Dùng để đựng hương và trang trí bàn thờ. Thường đặt ở góc trái bàn thờ để tạo sự ngăn nắp, gọn gàng.
Lọ hoa
Dùng để trang trí hoa trên bàn thờ gia tiên, xua tan không khí u ám. Tô điểm vẻ đẹp tươi sáng, thanh cao và thuần khiết.
Đôi lọ lục bình
Lộc bình là đồ trang trí dùng trong phòng thờ, có dạng trụ cao, được chạm khắc tinh xảo. Kích thước lớn từ 1m2 đến 1m8 và được đặt 2 bên bàn thờ. Còn tiểu lục bình có kích thước nhỏ hơn, từ 50-70cm và dùng để cắm hoa tươi hay cành đào trong ngày Tết.
Nậm rượu
Là vật đựng rượu trên bàn thờ dùng để dâng rượu cho tổ tiên.
Bát sâm/ bát nắp
Dùng để đựng trà và đặt trên bàn thờ vào ngày rằm, lễ tết. Cũng có thể dùng để đựng gạo, muối, nước dâng lên bàn thờ gia tiên, Phật, Thần Tài.
Bộ trà
Bộ ấm trà thờ cúng gồm 1 ấm và 3 hoặc 5 chén thiết kế nhỏ gọn. Dùng pha trà thay cho bát sâm.
Bộ đồ thờ Phật
Theo đạo Phật, trên bàn thờ gia tiên thường có bàn thờ Phật, biểu hiện sự tôn kính và mong muốn có sự thanh thản và tâm hồn thuần khiết, hướng thiện. Để thờ Phật, cần sắp xếp đúng vị trí phong thủy và chăm sóc, lau dọn đồ thờ mỗi ngày. Bàn thờ Phật thường được đặt cao hơn bàn thờ gia tiên và bao gồm các vật phẩm như bát hương, đôi đèn dầu, ống hương, mâm bồng, kỷ chén thờ, choé thờ, lọ lộc bình hoặc lọ hoa.
Đồ thờ Ông Địa – Thần Tài
Thần Tài được coi là “bùa hộ mệnh” đối với những người kinh doanh, mang đến tài lộc, tiền bạc và là người bạn đồng hành quan trọng trong công việc kinh doanh, giúp họ thuận lợi và thành đạt.
Việc thờ phụng Ông Địa – Thần Tài từ lâu đã trở thành một tín ngưỡng đặc trưng của người Việt, với hy vọng đem lại tài lộc, may mắn, sung túc và thịnh vượng trong việc kinh doanh.
Một bàn thờ Thần Tài bao gồm:
Ban thờ thần tài gỗ
Tượng Ông Địa, Thần Tài
Bát hương
Mâm bồng
Kỷ chén thờ (3 hoặc 5 chén)
Lọ hoa
Bài vị Thần Tài
Chóe thờ
Đèn thờ
Nậm rượu
Tượng linh vật may mắn như cóc ngậm tiền, tỳ hưu…
Ý nghĩa của từng món trong bộ đồ thờ gia tiên?
Mỗi món trong bộ đồ thờ gia tiên đều có ý nghĩa riêng, thể hiện sự tôn trọng, tín ngưỡng và ý nghĩa tâm linh của người thờ cúng. Dưới đây là ý nghĩa của từng món trong bộ đồ thờ gia tiên:
Bát hương: đây là nơi đặt hương để thắp lên trong các nghi thức cúng tế, tượng trưng cho sự tôn kính và tri ân đối với các vị thần, tổ tiên.
Mâm bồng: mâm bồng là nơi đặt các món ăn, trái cây, bánh kẹo. Đây là biểu tượng cho sự quan tâm, chăm sóc và cảm ơn đối với các vị thần, tổ tiên.
Kỷ chén thờ: Kỷ chén thờ thể hiện sự tôn trọng, quan tâm ttổ tiên.
Choé thờ: là nơi đựng muối, gạo, nước. Choé thờ tượng trưng cho sự tiện nghi, đầy đủ và sung túc trong cuộc sống.
Đèn thờ: là đèn cầy, đèn dầu để thắp sáng trong các nghi thức cúng tế. Đèn thờ tượng trưng cho sự tỏa sáng, sự sáng tạo và giác ngộ.
Nậm rượu: Nậm rượu thể hiện sự hoan nghênh, chào đón và cảm ơn đối với các vị thần, tổ tiên.
Lọ hoa: Lọ hoa tượng trưng cho sự tươi mới, sự sáng tạo, sự phát triển và tràn đầy sức sống.
Vì sao bộ đồ bàn thờ gốm sứ Bát Tràng được ưa chuộng?
Hoa văn tinh xảo
Đồ thờ gốm sứ Bát Tràng có nhiều mẫu mã và hoa tiết độc đáo. Trên đồ thờ thường có những hình ảnh trang trọng và ý nghĩa như rồng, phượng, hạc,… Vừa hợp phong thuỷ vừa đẹp mắt. Các hoa văn có thể được khắc chìm hoặc đắp nổi, tạo nên vẻ đẹp riêng biệt.
Màu men sang trọng
Đồ thờ gốm sứ Bát Tràng nổi bật với màu men sang trọng, màu sáng giúp không gian thờ cúng thêm phần tươi sáng. Màu lam là màu chủ đạo tạo nên vẻ nhã nhặn và thanh tao cho bàn thờ. Đồ thờ men rạn cao cấp còn là đỉnh cao của đồ thờ gốm sứ, giúp điều hòa âm khí trong nhà.
Trường tồn theo thời gian
Tuổi thọ của đồ thờ gốm sứ Bát Tràng gần như vô hạn nếu không bị va chạm mạnh dẫn tới vỡ nát. Nó cũng dễ lau chùi và gìn giữ. Khác với đồ thờ bằng đồng hay gỗ, đồ thờ gốm sứ không bị phai màu theo thời gian hay mục nát. Chính vì thế đồ thờ gốm sứ luôn như mới sau mỗi lần lau chùi. Đầu tư một lần nhưng giúp tiết kiệm chi phí lâu dài cho gia chủ.
Giá thành hợp lý
Đồ thờ gốm sứ Bát Tràng là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia chủ với mức giá ổn định và đáp ứng được tất cả nhu cầu từ bình dân đến cao cấp. Bên cạnh đó, đồ thờ gốm sứ Bát Tràng còn đa dạng về mẫu mã, kích thước và màu sắc, giúp bạn dễ dàng chọn lựa phù hợp với điều kiện tài chính của mình.
Top 5 bộ đồ thờ cúng đẹp bằng gốm sứ Bát Tràng
Đồ thờ men lam Bát Tràng
Đồ thờ men lam Bát Tràng là lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình Việt. Men lam là một loại men đặc trưng, được phủ lớp men màu trắng bóng đồng đều ở bên ngoài, có sắc độ từ xanh nhạt đến xanh sẫm, xanh đen. Men lam được sử dụng rộng rãi trên các sản phẩm đồ thờ và vật phẩm tâm linh, tượng trưng cho tính Thuỷ và thích hợp với các gia chủ mạng Thuỷ, Kim, Thổ, mang lại sự bình an và phù hộ cho gia đình.
Đồ Thờ Men Rạn Bát Tràng
Đồ thờ men rạn Bát Tràng là loại đồ thờ giả cổ có xuất xứ từ rất lâu đời. Loại men này sử dụng độ co giãn giữa men và xương gốm để tạo ra những vết rạn đủ kiểu dáng và kích thước, mang lại không gian thờ cúng cổ kính và sang trọng.
Bộ Đồ Thờ Men Lam Vẽ Vàng
Đồ thờ men lam vẽ vàng Bát Tràng là sự kết hợp giữa men lam và vẽ vàng trên đồ thờ. Mang đến sự phong thủy và tăng cuống tài lộc cho gia chủ, và còn khẳng định đẳng cấp của gia đình sở hữu.
Bộ Đồ Thờ Men Vàng Bát Tràng
Đồ thờ men màu vàng không phổ biến như những loại trước đó, tuy nhiên nó vẫn được sử dụng phổ biến trong các nghi lễ thờ cúng thần tài, thổ địa. Màu sắc vàng tươi sáng của đồ thờ men này được xem là hợp với mệnh Kim và sau đó là mệnh Thuỷ. Với giá trị nghệ thuật độc đáo và khả năng thu hút cát khí, nó mang lại sự hưng thịnh cho gia chủ.
Bộ Đồ Thờ Men Rạn Vẽ Vàng
Hội tụ đầy đủ tinh hoa của đất trời, gom gọn tròn trong ngũ hành âm dương. Bởi ngũ hành là khởi nguồn của cốt lõi của mọi vật. Đây là bộ đồ thờ cao cấp nhất tại Đồ Thờ Hoa An rất thích hợp để cung tiến lên gia tiên, mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ.
Giá bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng bao nhiêu?
Bộ đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng có giá bao nhiêu? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm khi muốn mua. Giá cho dòng bình dân dao động từ 1.5 đến 3 triệu đồng/bộ. Đối với những dòng cao cấp, giá sẽ cao hơn từ 8 đến 20 triệu đồng/bộ, có những bộ có giá lên đến hàng chục triệu đồng.
Nhưng lưu ý khi chọn mua bộ đồ thờ gia tiên
Khi mua đồ thờ cúng nên tránh những điều này
Mua phải đồ thờ cúng đã qua sử dụng
Lựa chọn kích thước đồ thờ cúng không hợp phong thủy
Lựa chọn chất liệu đồ thờ cúng không đảm bảo
Mua thiếu đồ thờ cúng trong bộ đồ thờ
Lựa chọn đồ thờ cúng có mẫu mã và họa tiết hoa văn không rõ nét.
CÁCH BÀI TRÍ BỘ ĐỒ THỜ GIA TIÊN
Thông thường, bàn thờ được chia thành ba cấp. Lớp ngoài cùng là nơi mọi người đến làm lễ, thường được đặt phản hoặc để trống nền. Lớp giữa là lớp hương án, với bộ tam sự hoặc bộ ngũ sự. Lớp trong cùng mới là nơi thờ cúng tổ tiên, bên trên để lớp sơn son, bài vị hoặc ảnh chân dung của người đã khuất.
Mọi người có thể tham khảo cách sắp xếp sau:
Bát hương: Vị trí của bát hương thường được đặt giữa bàn thờ. …
Di ảnh: Di ảnh nên được đặt tại vị trí chính giữa và đặt sát vào tường (nếu không có ngai thờ)
Lọ hoa: Thông thường lọ hoa sẽ được đặt bên trái di ảnh thờ.
Kỷ chén: nằm sau bát hương
Mâm bồng: đối diện với di ảnh thờ
Ngai thờ: Đặt chính giữa bàn thờ sát với bức tường.
Tổng kết
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ thờ cúng, ĐỒ THỜ HOA AN tự hào là địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm đồ thờ cúng, bao gồm bộ đồ thờ gia tiên.
Bộ đồ thờ của chúng tôi được làm từ các nguyên liệu tốt nhất, được chọn lọc kỹ càng và được chế tác bởi các nghệ nhân tài ba, đảm bảo mang lại sự trang trọng và ấm cúng cho không gian thờ cúng của gia đình.
Ngoài ra, chúng tôi còn có đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của mình.
Chất Lượng
100% Cao Cấp.
Giá Cả
Rẻ Nhất Thị Trường
Vận chuyển
Miễn Phí
Chăm Sóc Khách Hàng
Nhiệt tình – Chu Đáo

Danh mục sản phẩm Bộ đồ thờ Gia Tiên

Giá: From 625,000 
Giá: From 625,000 
Giá: 1,499,000 
Giá: 8,349,000 
Giá: 5,220,000 
Giá: Liên hệ
Giảm giá!
Giá: 438,000 
Giảm giá!
Giá: 4,565,000 

Bộ đồ thờ Gia Tiên

Bộ Đồ Thờ Gia Tiên Men Gấm Đỏ

Giá: Liên hệ

Bộ đồ thờ Gia Tiên

Bộ Đồ Thờ Men Rạn Phúc Đức

Giá: Liên hệ

Bộ đồ thờ Gia Tiên

Bộ Đồ Thờ Men Rạn Hoa Sen

Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ

Bộ đồ thờ Gia Tiên

Bộ Đồ Thờ Gia Tiên Men Lam HA354

Giá: 3,485,000 
Giá: 85,000 
Giá: 105,000 

Đèn Dầu

Đèn Dầu Pin

Giá: 80,000 
Giá: 195,000 
Giá: 270,000 
Giá: 150,000 
Giá: 1,050,000 
Giá: 625,000 
Giá: 85,000 
Giá: 615,000 
Giá: 50,000 
Giá: 250,000 
Giá: 625,000 
BehanceBitbucketWhatsApp