Một Hành Giả thắc mắc hỏi vị Hòa Thượng:“Thưa ngài, trước khi đắc đạo, ngài đã làm gì?”Người trả lời:
“Đốn củi, gánh nước, nấu cơm.”Hành giả tiếp lời:
“Vậy sau khi đắc đạo thì sao ạ?”Vị Hòa Thượng điềm tĩnh đáp:
“Đốn củi, gánh nước, nấu cơm.”Hành giả có chút ngạc nhiên, hỏi tiếp“Vậy có gì khác biệt giữa trước và sau khi đắc đạo?”Vị hòa thượng mỉm cười:“Trước khi đắc đạo, khi đốn củi thì lo nghĩ về gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ đến chuyện nấu cơm. Sau khi đắc đạo, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì cứ gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm.”
Chánh niệm chính là bài học lớn từ câu chuyện này.
Chánh niệm là gì?
Sống với chánh niệm nghĩa là chúng ta tập trung hoàn toàn vào giây phút hiện tại, không để những suy nghĩ lo toan của quá khứ hay tương lai làm xáo trộn tâm trí.
Một cách vô thức, chúng ta cảm nhận bản thân và thế giới chung quanh theo thói quen, qua những định kiến hẹp hòi, do đó tư duy, ý thức tâm linh của ta đối với thực tại rất tản mạn, rối rắm.
Vị hòa thượng đắc đạo không phải vì thay đổi công việc, mà vì thay đổi tâm thái.
Jon Kabat-Zinn, một giáo sư Y học nổi tiếng người Mỹ, đã định nghĩa chánh niệm là chú tâm một cách đặc biệt: có chủ đích, an trú trong giây phút hiện tại và không phán xét. Đây là một định nghĩa đơn giản và chính xác. Ngoài ra, còn vài cách khác để mô tả chánh niệm như:
- “Có mặt”
- “Tỉnh thức”
- “Tỉnh giấc”
- “Chú tâm và để ý”
- “Thấy rõ”
- “Ý thức với tâm yêu thương”
- “Mở rộng lòng”
- “Có mặt trong yêu thương”
Từ ngàn năm nay, các truyền thống văn hóa khắp thế giới đã ghi nhận tuệ giác của tấm lòng rộng mở và ý thức hiện tại mặc dù họ không gọi đó là chánh niệm. Có thể có nhiều lúc bạn đã trải nghiệm chánh niệm một cách tự nhiên, như thế khi chơi thể thao hay một bản nhạc, vỗ về con cái hay thú cưng của bạn, hay nghe một bản nhạc mà bạn yêu thích. Trong những giây phút đó, dù muốn hay không, bạn đã thực sự có chánh niệm.
Lợi ích của chánh niệm
Một khi chúng ta đã tập nhận biết mà không phán xét những gì đang thực sự xảy ra, là ta có thể quán sát cảm xúc, tư tưởng của mình. Do đó chánh niệm cho chúng ta thời gian cần thiết để ngăn chặn và chế ngự những suy nghĩ tiêu cực hay sự bộc phát ngẫu hứng, để vun trồng và duy trì các thói quen tốt, kiểm soát được tư tưởng, hành động, và lời nói của mình.
Hơn thế nữa, chánh niệm đưa ta đến tri giác, rõ ràng đối với bản chất của sự vật, không lệch lạc. Tri giác là vương miện của tuệ. Mở được con mắt tuệ là mục đích cốt yếu của chánh niệm, là bí mật tối thượng của thanh tịnh và hạnh phúc vững bền. Chúng ta không cần phải tìm kiếm nó ở bên ngoài; mỗi chúng ta đều có khả năng nội tại để vun trồng giác tri.
Theo Đức Phật, tâm ta sáng láng tự nhiên. Trong mỗi sát na, khi thức đầu tiên phát khởi, nó chói lòa ánh sáng. Tuy nhiên, đối với tâm chưa giác ngộ, ánh sáng đó bị che mờ bởi sự nhiễm ô của tham, sân, và si, cản trở sự trong sáng của tâm, khiến tâm u tối, khổ đau.
Chánh niệm ngăn trở không để cho các lậu hoặc phát khởi. Bí mật của hạnh phúc được hiển lộ khi các lớp vỏ của nhiễm ô được lột bỏ bởi trí tuệ. Hạnh phúc đến từ bên trong ta qua việc sử dụng chánh niệm để dẹp bỏ tham, sân, si.
Làm thế nào để thực hành chánh niệm hàng ngày?
Không thể nói rằng tâm đã sẵn thanh tịnh thì không cần phải làm gì cả. Chúng ta phải tu tập để khiến nó luôn được như thế.
Chúng ta phải chùi rửa tâm trong sáng này để ánh sáng tự nhiên đó không bị bất cứ nhiễm ô nào làm mờ đục. Trí tuệ được vun trồng với chánh niệm sẽ thiêu đốt chướng ngại của tham, sân, si và càng tháo gỡ được nhiều chướng ngại, thì tâm càng trở nên tự tại, hạnh phúc, và chiếu sáng.
- Bắt đầu với những việc nhỏ: Tập trung vào hiện tại: khi ăn thì chỉ ăn, khi làm việc thì chỉ làm việc.
- Dành thời gian cho thiền định: Dành 10-15 phút mỗi ngày để tĩnh tâm, không nghĩ ngợi, tập trung vào hơi thở.
- Chấp nhận mọi thứ theo cách tự nhiên: Đừng cố gắng kiểm soát mọi thứ, hãy để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên, và bạn chỉ cần sống hết mình cho hiện tại.
“Ăn trong chánh niệm” là gì? – theo thiền sư Thích Nhất Hạnh
Trong cuốn sách “Ăn trong chánh niệm, Sống trong tỉnh thức”, thiền sư Thích Nhất Hạnh nhắc đến khái niệm ăn trong chánh niệm (mindful eating), nghĩa là ăn uống có tư duy, có sự lưu tâm.
Đây không phải chế độ ăn kiêng, mà tập trung vào những trải nghiệm khi ăn, ăn trong chánh niệm, sử dụng tâm trí để xem xét, đánh giá những tác động xung quanh đến việc ăn uống.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh tin rằng ăn uống lơ đễnh là nguyên nhân sâu xa của nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì, do đó ăn trong chánh niệm là chìa khóa cho một cuộc sống hiệu quả. Trong cuốn sách Savor: Mindful Eating, Mindful Life (Ăn trong chánh niệm, Sống trong tỉnh thức), thiền sư nhận định phần lớn việc ăn uống của con người diễn ra ở chế độ “tự động” do nhịp sống hối hả.
“Chúng ta không chú ý đến lượng thức ăn được phục vụ, việc chúng ta đã ăn bao nhiêu, mùi vị của thức ăn thế nào. Mức ăn uống của chúng ta phụ thuộc vào các hình ảnh bên ngoài như kích thước bát, đĩa hoặc phần ăn”, thiền sư viết. Vì vậy, con người hiện đại dễ rơi vào tình trạng “biến dạng khẩu phần” và mất khả năng tự nhận thức lượng thức ăn phù hợp với cơ thể.
Cuộc sống là một dòng chảy bất tận, thực hành chánh niệm giúp ta giải phóng khỏi những lo toan không cần thiết, để sống trọn vẹn và hạnh phúc hơn trong từng khoảnh khắc. Ở đây. Ngay bây giờ.
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Linh vật Phong Thủy
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Mùi - Dê phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Dần-Hổ Phong Thủy
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi