49 ngày mất tính từ ngày nào và cần lưu ý những gì?

cach-tinh-49-ngay
3/5 - (2 bình chọn)

49 ngày mất tính từ ngày nào là một thắc mắc chung của nhiều người khi gia đình có tang. Bên cạnh đó, lễ cúng này còn rất quan trọng vì để tiễn đưa linh hồn của người mất về nơi chín suối. Vì thế, chúng ta cần phải tổ chức buổi lễ sao cho chuẩn phong tục tập quán và  truyền thống của người Việt. Để thực hiện chuẩn xác nhất, hãy cùng Đồ Thờ Hoa An theo dõi bài viết dưới đây nhé.

49 ngày mất tính từ ngày nào và có nguồn gốc từ đâu?

Theo tiếng Hán Việt, nghi lễ 49 ngày có nghĩa là chung thất. Từ cách đây ngàn năm về trước, tín ngưỡng này đã hiện hữu trong đời sống của dân tộc ta. Nghi thức lễ được xem như ngày cúng giỗ đầu của người mất được 49 ngày.

cach-tinh-49-ngay
cach-tinh-49-ngay

49 ngày mất tính từ ngày nào dựa theo Phật học là khi linh hồn của người đã qua đời phải lần lượt trải qua 7 lần phán xét. Trong đó, một lần phán xét sẽ kéo dài khoảng 7 ngày. Tiếp theo, họ sẽ đi qua 1 điện lớn ở âm phủ. Cứ như thế đến 7 tuần, âm hồn mới được siêu thoát. Do đó, 49 ngày là quãng thời gian để linh hồn người mất trở về với cửa Phật. Đồng thời, đây là lễ cúng quan trọng của người Việt với mục đích bày tỏ tấm lòng thành, nỗi thương xót và tưởng nhớ đến người đã khuất.

49 ngày mất tính từ ngày nào?

Có thể bạn chưa biết, nghi lễ 49 ngày là một tín ngưỡng không thể xem nhẹ của người dân đất Việt. Hơn nữa, đây là lễ cúng thể hiện sự kính trọng mà con cháu, những người còn sống dành cho người đã trở về cát bụi. Lễ cúng được tiến hành sau ngày người đó qua đời tròn 49 ngày. Vì vậy, bắt đầu tính lễ 49 ngày từ ngày mất.

Trong tuần 49 ngày còn được biết với tên gọi khác là lễ cúng “chung thất”. Ngoài ra, lễ này tính theo vía của “phái mạnh”. Cụ thể, một vía là 7 ngày nên bảy vía sẽ là 49 ngày. Thông thường, những người theo đạo Phật thường tìm đến nhà chùa để nhờ sư thầy làm lễ 49 ngày và mang theo mong ước có thể “quy” người mất được nương nhờ nhà Phật.

Ý nghĩa 49 ngày mất tính từ ngày nào?

Theo quan niệm của Phật Giáo, thời gian người sau khi trút hơi thở cuối tròn 49 ngày có thể siêu thoát được hay không thì phụ thuộc lớn vào nghiệp của họ lúc còn sinh thời. Nếu quãng thời gian còn sống, người đó luôn có tấm lòng rộng lượng, thường xuyên giúp đỡ người khác thì sẽ được đi đến cảnh giới an lành. Trái lại, nếu họ có tính mưu mô, xảo quyệt, ngược lại với đạo đức làm người thì sẽ phải trải qua những cửa ải khốc liệt và gian khổ. Vì lẽ đó, mà tín đồ đạo Phật thường thực hiện cúng kính vào ngày chung thất.

y-nghia-49-ngay
y-nghia-49-ngay

Mục đích chính của điều này là nhờ sức mạnh và quyền lực của Phật Pháp để hương linh có thể thác sanh về cõi vĩnh hằng. Tiến hành nghi lễ 49 ngày để thỉnh cầu, mong ước linh hồn của người đã khuất dễ dàng vượt qua cửa ải tối tăm và được vãng sanh tại suối vàng.

Theo quan niệm của ông bà ta, chết không hẳn là hết. Lúc này, linh hồn người đó vẫn còn quanh quẩn bên người thân hoặc có thể họ luân hồi chuyển kiếp, sống cuộc đời khác tốt đẹp hơn. Tuy không còn sống trên trần gian, nhưng vong hồn của người ấy vẫn xuất hiện ở đâu đó và “trả” lại nghiệp do mình tạo ra. Lễ cúng 49 ngày không chỉ “thay mặt” cho người còn sống thể hiện niềm thương tiếc và tưởng nhớ đến người đã khuất, mà còn là dịp để cầu siêu, tích đức cho người quá cố hướng thiện, tái sinh nơi cực lạc. Đây còn là lúc để con cháu tạo công đức cho người thân quá cố của mình sớm được an lành và nhận được những gì tốt đẹp nhất.

Nên lưu ý những gì trong lễ cúng 49 ngày

Song song với việc tìm hiểu 49 ngày mất tính từ ngày nào, thì bạn nên nằm lòng một số lưu ý để vong hồn người mất được vãng sanh. Cụ thể, trong vòng 49 ngày, gia quyến không nên ra tay sát sanh để chế biến mâm cỗ cúng tế.  Vì khi làm vậy, người mất sẽ khó mà siêu thoát và nghiệp chướng còn gia tăng thêm. Tốt nhất, tang gia hãy ăn chay, thành tâm cầu nguyện để người thân đã mất có thể nhanh chóng siêu thoát.

luu-y-gi-trong-le-cung-49-ngay
luu-y-gi-trong-le-cung-49-ngay

Việc chuẩn bị, mua sắm vật phẩm, lễ cúng 49 ngày cũng không được sát sinh. Đối với những mâm cơm cúng hàng ngày, nên nấu nướng và bày biện món đồ chay, hương hoa và bánh kẹo, trái cây để vong linh người chết được thanh thản.

Qua lễ cúng 49 ngày, tang gia không cần dâng hương đầy đủ mâm cơm hàng ngày. Thay vào đó, đến các ngày như 100 ngày hay giỗ thì nên chuẩn bị mâm cơm cúng thịnh soạn. Tuy nghi lễ đơn giản nhưng bắt buộc phải xuất phát từ tâm và lòng thành. Tuyệt đối, không câu nệ hình thức và tránh lãng phí. Ngày giỗ còn là dịp để con cháu, người thân quây quần lại bên nhau và tưởng nhớ. Vì thế, hãy thực hiện mọi thứ thật thành tâm.

Thêm vào đó, trong suốt 49 ngày, hương khói trên bàn thờ người mất phải được thắp liên tục. Một lưu ý nhỏ đó là không nên sử dụng loại hương vòng vì hình dáng của chúng có ý nghĩa luẩn quẩn, khiến linh hồn người chết sẽ mãi lang thang ở trần gian mà không được siêu thoát.

Chắc chắn, sau khi tìm hiểu bài viết trên, bạn đã tìm được cho mình lời giải thích phù hợp nhất cho câu hỏi 49 ngày mất tính từ ngày nào? Lễ cúng này không những vô cùng quan trọng với người mất, mà còn cả những người còn sống. Do đó, quý vị nên cẩn trọng trong mọi công đoạn chuẩn bị lễ nghi. Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể trở thành một kinh nghiệm sống cần thiết cho bạn!

 

Cửa Hàng Đồ Thờ , Đồ Phong Thủy HOA AN

Showroom: 264 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0366305124

Website: https://dothohoaan.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/DoThoHoaAn/