Hiện tượng, bát hương hóa âm không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, hiện tượng này lại khiến nhiều gia chủ hoang mang, lo lắng không hiểu điều này có ý nghĩa gì ? Mang điềm lành hay dữ ? Cách hóa giải ra sao ? Hãy cùng Đồ Thờ Hoa An tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hiện tượng cháy bát hương khi thờ cúng
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Việc thắp hương chính là cầu nối giữa hai thế giới, để thể hiện sự chân thành, tấm lòng biết ơn đối với gia tiên. Việc thắp hương nhang vào các dịp lễ, Tết, ngày mùng 1, ngày rằm còn giúp ngôi nhà thêm ấm cúng và tâm hồn thêm được thanh thản, bình an hơn.
Dưới góc nhìn khoa học, bát hương cuộn tàn quá nhiều, lâu ngày không được dọn dẹp thì khả năng bốc cháy cao. Phần lớn, các gia đình người Việt chỉ tỉa chân nhang một lần vào dịp cuối năm. Những gia đình thắp nhang liên tục với các loại hương cuốn tàn thì tụ hương sẽ cao, dày và khi bén lửa rất dễ bốc cháy. Việc bén lửa có thể khiến bát hương cháy âm ỉ, nếu có tác động thêm gió thì có thể cháy lớn nhanh chóng.
Dưới góc nhìn tâm linh, việc bát hương bốc cháy được dự báo là có điềm từ bề trên, phần âm không ổn hoặc Gia tiên “phật lòng” điều gì đó.
Bát hương bốc cháy là điềm lành hay dữ
Đối với tín ngưỡng thờ cúng, nhiều người tin vào tâm linh cho rằng hiện tượng bát hương bốc cháy được xem là điềm báo từ cõi âm.
Theo quan niệm dân gian, nếu bát hương cháy âm ỉ hay bốc cháy từ trên xuống được gọi là hoá dương. Đây là điềm báo may mắn. Nếu xảy ra hiện tượng này trong lúc thờ cúng thì không cần lo lắng. Hiện tượng hoá dương mang ý nghĩa là những việc xin khấn sẽ được như ý nguyện, các thành viên cũng nhận được may mắn, phúc báo sẽ thay đổi theo hướng tốt đẹp.
Nếu bát hướng âm ỉ bốc cháy từ dưới lên được gọi là hoá âm. Quan niệm dân gian cho rằng đây là hiện tượng ám chỉ Thần linh, Gia tiên “phật ý”. Điều này có thể là việc thờ cúng chưa được chu đáo, phần âm bị động, mồ mả hương khói chưa chu toàn hoặc những việc xin khấn thì các cụ không đồng ý, không nên thực hiện.
Hoá giải bát hương bốc cháy, cần làm gì?
Phần lớn, khi xảy ra hiện tượng bát hương bốc cháy, nhiều người lo lắng thái quá, thậm chí ăn không ngon, ngủ không yên.
Việc đầu tiên, khi bát hương bốc cháy, dù cháy nhỏ hay bốc cháy lớn thì cũng cần tiến hành dọn dẹp, dập lửa và lau chùi bàn thờ xung quanh sạch sẽ. Sau đó, tỉa bớt chân nhang để bát hương gọn gàng hơn.
Với hiện tượng hoá âm hay hoá dương thì sau khi dọn dẹp cũng cần dâng lễ để cảm tạ hoặc sám hối. Lễ lạt thì cần thành tâm, có thể mua hoa quả, hiện tượng hoá dương thì mua số lượng lẻ, hoá âm thì mua số lượng chẵn.
Nhìn chung, dù hoá âm hay hoá dương cũng là thông điệp mà Thần linh, Gia tiên muốn nhắc nhở, hướng dẫn con cháu biết cách thờ cúng chu toàn hơn. Bởi vậy, không cần quá lo lắng khi gặp hiện tượng bát hương cháy. Thay vào đó, cần bình tĩnh, nhanh chóng tìm cách xử lý. Và từ sau cần thực hiện việc thờ cúng, lau chùi, dọn dẹp bàn thờ một cách thành tâm, chu đáo hơn.
Làm sao để hóa giải bát hương hóa âm?
Dưới đây là các bước giúp hóa giải bát hương hoá âm mà gia chủ nên biết.
Xử trí ban đầu khi bát hương cháy âm
Khi phát hiện bát hương cháy âm gia chủ cần nhanh chóng dập lửa bằng cách dùng nước sạch đã đặt sẵn 3 cánh hoa tươi trong đó và rưới nước lên phần chân nhang.
Trường hợp phát hiện ra chân nhang cháy đã lâu và có ngọn lửa lớn, thậm chí ngọn lửa đã lan sang các đồ vật thờ cúng khác, gia chủ cần bình tĩnh dập lửa với số lượng nước lớn hơn.
Sau khi hoàn tất việc dập lửa, lúc này trên bàn thờ sẽ trở nên bừa bộn, mất thẩm mỹ, gia chủ cần ngay lập tức đi lau dọn sạch sẽ không gian thờ cúng. Đồng thời đặt lại các đồ dùng thờ cúng vào đúng vị trí, tránh xê dịch. Sau đó, gia chủ sẽ kính cẩn dâng hương và xin phép bốc lại bát hương mới một cách thành tâm.
Bốc bát hương mới khi bát hương cháy âm
Theo quan niệm của người xưa sau khi bát hương cháy âm nên bốc bát hương mới, không nên sử dụng lại bát hương cũ. Gia chủ cần quan tâm đến các lễ vật để bốc bát hương như:
- Bát hương (số lượng tùy vào gia chủ).
- Tro đốt từ trấu bọc gạo (là ngọc thực vì nó cao quý và thanh sạch) hoặc tro nếp, cát tùy vào văn hóa của từng vùng miền.
- Tờ hiệu (sử dụng để ghi tên người được thờ).
- Bộ thất bảo (cốt bát hương) gồm: thạch anh, mã não, bạc, ngọc, xà cừ, san hô đỏ, vàng.
- Gói thạch anh ngũ sắc, gừng, rượu trắng, giấy trang kim, chỉ ngũ sắc, trầm hương, ngũ vị hương.
- Các dụng cụ cần thiết khác như chậu, thau,…
- Sắm đồ lễ: Tùy vào việc thờ thần linh, Phật hoặc gia tiên mà đồ lễ sẽ có sự khác nhau.
Sau khi đã cúng xong, gia chủ sẽ thực hiện rút phần chân nhang và cẩn thận lấy bát hương cũ xuống. Gia chủ lấy phần cốt bát hương ra, phân loại sạch sẽ. Bát hương cũ nên được chôn dưới gốc cây xanh, không nên đem vứt xuống dưới sông hồ.
Gia chủ tiếp tục cho cốt bát hương bao gồm tro rơm nếp hoặc cát và Thất Bảo vào bát hương mới và đặt lại trên bàn thờ.
Kiểm tra lại mồ mả khi bát hương cháy âm
Như đã đề cập ở trên, bát hương cháy âm có thể cảnh báo con cháu tình trạng mồ mả bị động. Do đó, gia chủ cần kiểm tra xem mồ mả gia đình, dòng họ bị động hay không? Bạn có thể tiến hành sắm lễ cúng tổ tiên để mời ông bà về làm chứng xem có thật hay không.
Ngoài ra, nhiều gia đình khi xuất hiện tình trạng bát hương cháy âm sẽ lên chùa giải hạn và cầu bình an.
Có thể thấy, bát hương cháy âm là điềm không may mắn đến với gia chủ xét cả về mặt duy tâm và duy vật. Đồng thời, tình trạng này có thể gây ra những thiệt hại nhất định về người và của của gia chủ. Do đó, trong quá trình thờ cúng, gia chủ cần hết sức cẩn thận để tránh việc bát hương cháy âm. Như vậy bài viết trên đã giúp gia chủ giải đáp thắc mắc “ bát hương cháy âm có sao không?” cùng với đó là lời khuyên về cách xử trí khi bát hương cháy âm. Hy vọng đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Tượng Rồng phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Linh vật Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Mùi - Dê phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Dần-Hổ Phong Thủy
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ