Bàn thờ chính là nơi tưởng nhớ ông bà tổ tiên đã khuất, vào những ngày quan trọng như ngày tết việc Trang trí bàn thờ ngày Tết rất quan trọng và hầu như giao cho những người con trai trong gia đình. Với cách trang trí bàn thờ ngày tết và những điều cần kiêng kỵ khi trang trí bạn thờ mà chúng tôi chia sẻ sau đây, Hoa An sẽ giúp gia chủ sửa soạn bàn thờ sạch sẽ gọn gàng để đón ông bà tổ tiên về đón tết.
Thời điểm nên tiến hành trang trí bàn thờ ngày tết khi nào?
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời và chuẩn bị để đón ông bà tổ tiên về ăn Tết. Chính vì thế, nhiều gia đình thường lựa chọn ngày 23 tháng Chạp là ngày dọn bàn thờ, rút chân hương và bày biện đón Tết.
Thực tế, từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết gia chủ có thể lựa chọn bất cứ ngày nào để trang trí và dọn dẹp bàn thờ. Việc lau dọn và rút chân nhang cần chú ý không làm xê dịch bát hương để tránh phạm phải điều đại kỵ. Vì thế, cho dù là dọn tàn hương gia chủ cũng cần hết sức cẩn thận.
Trang trí bàn thờ ngày tết cần có những gì ?
Mâm ngũ quả ngày tết
Mâm ngũ quả là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết. Tùy thuộc mỗi vùng miền mà cách bày trí mâm ngũ quả sẽ khác nhau, thường là loại quả đặc trưng của vùng miền ấy. Ở miền Bắc, thông thường mâm ngũ quả sẽ có 5 loại: chuối, bưởi, hồng, quất, đào. Người ta quan niệm rằng theo thuyết ngũ hành 5 loại quả này sẽ đem lại sự may mắn hạnh phúc. Nó tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
Đồ để trang trí bàn thờ
Khi mua đồ mới về trang trí bàn thờ, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ rồi mới đặt lên ban thờ. Gia chủ cần chuẩn bị 2 cây nến to, 1 đèn dầu cháy liên tục từ 30 Tết đến mùng 3 Âm lịch. Một lọ hoa tươi, có thể là hoa cúc, hoa đào cắm bên trái bàn thờ. Một lọ cắm cây vàng, cây bạc (hàng mã) cắm bên phải.
Đây là bố cục cơ bản của 2 bên bàn thờ. Tuy nhiên cần chú ý sắp xếp để còn dư ra khoảng trống có thể đặt mâm cơm cúng và một số đồ thờ cúng khác nếu cần.
Mâm cơm cúng ngày tết
Mâm cơm cúng ngày tết là mâm cơm quan trọng để có thể hoàn chỉnh bàn thờ ngày tết, mời các cụ về chung vui ngày tết cùng con cháu. Tượng trưng cho sự đoàn viên, ấm cúng và no đủ của gia đình ngày tết. Một mâm cơm cũng đầy đủ gồm có: 1 con gà trống luộc ( có đủ chân, cánh), 1 đĩa xôi, 1 đĩa rau xào, 1 bánh chưng, 1 đĩa thịt lợn thuộc, bát, đũa đủ 6 cái 6 đôi.
img class=”wp-image-28539 size-full” title=”Mâm cơm cúng ngày tết” src=”https://dothohoaan.com/wp-content/uploads/2022/09/cach-trang-tri-ban-tho-ngay-tet-chuan-dep-trang-trong1.jpg” alt=”Mâm cơm cúng ngày tết” width=”700″ height=”400″ /> Mâm cơm cúng ngày tếtCách trang trí bàn thờ ngày tết đẹp theo phong thủy
Trên một bàn thờ ngày Tết đẹp cần bày biện như sau:
- Bát hương bao giờ cũng được đặt chính giữa, phía trên có cây trụ để cắm vòng hương. Hai bên cạnh đặt thêm 2 bát hương nhỏ tạo nên thế tam tài. Tiếp đến 2 bên sẽ để 2 chiếc đèn dầu để tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.
- Lọ hoa cắm bên trái, phải là hoa tươi. Các loại hoa thường được sử dụng ngày Tết là: hoa cúc, hoa đào, hoa lay ơn, hoa mai, …
- Lễ vật đồ thờ: Quần áo giấy, giấy tiền vàng mã, ly rượu, đĩa hoa quả lớn, bình rượu. Bạn đặt các đồ này vào 2 bên sao cho thuận mắt là được.
- Sau khi mọi thứ đã đầy đủ bàn thờ ngày tết, gia chủ nên thắp hương đốt cùng nến, dầu để mọi nguyện cầu theo khói hương chuyển đến ông bà, tổ tiên.
Việc trang trí và dọn dẹp cần phải hoàn thành trước đêm giao thừa. Sau đó, gia chủ thắp hương liên tục trong 4 ngày tết để thể hiện sự chăm lo của con cháu với ông bà tổ tiên.
Cách bày mâm ngũ quả chuẩn đẹp theo phong cách miền Bắc
Bày mâm ngũ quả ở miền Bắc sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn các vùng miền khác. Mâm ngũ quả cũng không nhất thiết chỉ có đúng 5 loại quả mà có thể hơn hoặc thay thế bằng các loại quả khác. Các loại quả có thể bày trên mâm ngũ quả ở miền Bắc như: Chuối, bưởi, cam, hồng, đào, quất, sung,… đều có thể bày trên mâm ngũ quả ngày tết. Để sắp xếp mâm ngũ quả được đẹp mắt và đúng chuẩn để mang lại tài lộc bạn cần sắp xếp như sau:
- Nải chuối bạn phải đặt đầu tiên vì nó ở bên dưới cùng. Chọn nải chuối cần phải chọn nải xanh, quả đều tăm tắp, có hoa ở đầu càng tốt. Vì có thêm hoa ở đầu sẽ tượng trưng cho sự may mắn, nở rộ của mùa xuân.
- Chính giữa trên nải chuối bạn sẽ đặt quả bưởi hoặc quả phật thủ. Thường thì quả phật thủ có ở miền nam nhưng hiện nay ở miền bắc cũng bán rất phổ biến. Bạn có thể dễ dàng mua được ngày tết.
- Những loại quả khác còn lại bạn hãy xếp xen kẽ sao cho tạo thành hình chóp, hài hòa về màu sắc và đẹp mắt là được. Mâm ngũ quả thì tốt nhất cũng chỉ nên đặt 5 loại quả thôi, để tránh bạn có thể làm mâm ngũ quả to quá, hoặc cao quá có thể gây rơi quả xuống bàn thờ rất nguy hiểm.
- Các loại quả trong mâm ngũ quả bạn nên mua theo số lẻ, ví dụ 3, 5, 7, 9 để thuận hơn về mặt phong thủy, số may mắn.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết
- Nải chuối: mang ý nghĩa giống như bàn tay đưa ra của thần linh. Mong muốn được sự che chở của thần linh giúp đỡ.
- Quả bưởi: tượng trưng cho sự toàn vẹn, viên mãn.
- Quả quất, quả sung: mang lại sự sung túc, nhiều tài lộc.
- Quả táo: tượng trưng cho sự phú quý, ấm no.
- Quả lựu: tượng trưng cho mong muốn con cháu đầy đàn, ấm cúng.
Những điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ ngày tết
- Không đặt bàn thờ sát nhà vệ sinh bởi đây là khu vực gia chủ tắm rửa để trút bỏ ô uế, sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm.
- Không đặt bàn thờ ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất sự thanh tịnh ở nơi thờ cúng.
- Bàn thờ đặt quay ra cửa chính và không đặt hướng ngược lại dễ gây bất trắc, phản bội hoặc con cái không hòa thuận, gia đình làm ăn sa sút.
- Bát hương thờ tổ tiên thường có tay cầm, bát hương thờ thần không có tay cầm. Sử dụng bát hương bằng sứ là tốt nhất, sau đó đến đồng và tránh sử dụng bát hương bằng đá hoa cương.
- Khi lau dọn bàn thờ bát cắm hương được giữ nguyên không được xê dịch mà chỉ được dùng khăn ướt vắt ráo để lau bát hương.
- Khi lau dọn chân hương, rút từng cây một cho đến khi còn lại khoảng 9 cây chân hương đẹp trong bát hương thì dừng lại. Số chân hương đã rút ra phải được hóa vàng và mang rải ở sông, suối không được vứt lung tung bừa bãi.
- Trang trí bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa.
Trang trí bàn thờ ngày Tết cơ bản không có gì quá khó, tuy nhiên để hoàn thành một cách tốt đẹp và chuẩn thì gia chủ cần phải nắm được các điều cơ bản khi trang trí bàn thờ. Các kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có.
Tượng Rồng phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Linh vật Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Mùi - Dê phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Dần-Hổ Phong Thủy
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ