Những trái cây không nên cúng Ông Địa, tránh rước vận xui
Vui lòng để lại đánh giá 5 Star
Để dâng lên bàn thờ Ông Địa, Thần Tài thì việc lựa chọn trái cây cũng rất coi trọng. Không phải loại hoa quả nào cũng có thể dâng lễ cúng. Bài viết dưới đây Hoa Ansẽ giới thiệu những trái cây không nên cúng ông địa, Thần Tài. Mời các bạn tham khảo.
Ông Địa là ai?
ÔngĐịa hay còn được gọi là Thổ Công, là vị thần linh cai quản đất đai. Từ xưa trong dân gian đã có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá” chính là nói đến Thần Thổ Địa. Cứ gia đình nào sống ở đâu thì mảnh đất có những vị Thổ Địa riêng cai quản.
Vì vậy, việc thờ cúng Thổ Công là truyền thống từ xa xưa, vì người ta tin rằng phải có đất đai mới có thể làm nông nghiệp, phải có những vị thần canh giữ, trông coi nhà cửa. Việc thờ cúng để được ông phù hộ, từ đó mới có áo cơm và cuộc sống ấm no.
Ông Địa thường được ví có vẻ ngoài là một hình ảnh vị thần với bụng to, vẻ mặt hiền lành miệng cười khoái chí hay hình tượng ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo dài và đội mũ mỏ quạ.
Cúng Ông Địa vào khi nào?
Cúng Ông Địa và ông Thần Tài là tín ngưỡng không thể thiếu đối với người Việt, đặc biệt là những người có công việc buôn bán, kinh doanh. Người ta thường cúng ông Thần Tài, Thổ Địa vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hoặc mùng 10 hằng tháng.
Việc chọn trái cây giả là 1 trong những điều cấm kỵ trong phong thủy. Trái cây không chỉ để trang trí mâm cúng mà còn là để bày tỏ lòng thành kính cúng bái các vị Thần linh. Trái cây giả có thể bị hiểu là “giả tạo”, làm mất đi ý nghĩa và không làm nổi bật lòng thành của gia chủ. Vì vậy những trái cây tươi, ngon, màu sắc đẹp sẽ tốt hơn cả.
Trái cây có mùi nồng
Bàn thờ là nơi sạch sẽ, linh thiêng, vì vậy những trái cây có mùi nồng có thể lấn át hương thơm của nhang, thu hút côn trùng, ruồi muỗi làm ô uế không gian thờ. Ví dụ như sầu riêng, là loại quả mùi nồng, không nên chọn chúng làm đồ thờ
Trái cây méo mó, nhiều tật
Những loại hoa quả trơn nhẵn, tròn trịa làm ta liên tưởng đến sự tròn đầy, viên mãn và mang đến sự suôn sẻ cho gia đình. Ngược lại, nếu dâng cúng trái cây sần sùi, méo mó sẽ gặp nhiều điều xui xẻo, hao tổn nguồn khí tích cực, hao tổn tài vận, ảnh hưởng tới vận may.
Trái cây quá già, chín: Những loại quả quá già, chín sẽ không để được lâu, hơn nữa, dưới sức nóng của hương, trái cây sẽ nhanh hỏng, thu hút côn trùng tới làm ô uế bàn thờ.
Trái cây mọc sát đất: Những loại trái cây mọc sát đất hoặc họ hàng với rau như cà chua, dưa leo, me hay thanh trà… Cũng không nên dùng để thờ cúng.
Trái cây có vị cay, đắng, chua: Không chọn những loại trái cây có vị gây khó chịu như chua, đắng, cay,.. tránh liên tưởng đến sự vất cả, cay đắng.
Những lưu ý khác khi cúng Ông Địa
Để mâm cỗ thêm trang trọng và chứng tỏ lòng thành, ngoài trái cây tươi, ngon, gia chủ nên chuẩn bị các lễ vật khác như trầu cau, bánh kẹo, rượu, gạo, hoa, tiền vàng,…
Hoa sau khi thờ, nhớ để ý và thay nước thường xuyên, không để hoa héo úa trên bàn thờ. Nếu không có thể ảnh hưởng đến việc làm ăn, buôn bán gặp khó khăn.
Chăm sóc không gian thờ sạch sẽ, thơm tho , không có mùi khó chịu. Thường xuyên quét dọn và lau chùi đồ thờ, bàn thờ bằng nước ấm, có thể dùng thêm nước thơm nhẹ nhàng. Vào những ngày trời mưa, có thể đặt tượng thờ ra tắm mưa, sau đó lau khô, xịt dầu thơm và xin khấn sẽ cực kỳ linh nghiệm.
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài nhớ sau khi lập phải thay nước và thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ đủ khí. Điện bàn thờ phải luôn thắp sáng. Trừ các ngày mùng 1, ngày rằm, lễ tết thì thắp 5 nén thì ngày bình thường thắp 3 nén nhang.