Việc làm Tháp Tỏi ông Địa chưng dịp lễ Tết là phong tục hết sức đặc trưng của người dân miền Nam. Với kiểu dáng độc đáo, màu sắc bắt mắt và ý nghĩa tốt đẹp, những tép tỏi to tròn, trắng tinh được xếp thành tháp trang trí đã trở thành một cơn sốt vào các dịp lễ Tết. Để có một thành phẩm đẹp không phải là dễ, nếu chưa rõ về cách làm tháp tỏi cúng ông Địa, cùng đọc bài viết dưới đây để biết bí quyết để có tháp tỏi thật lung linh cho không gian thờ cúng nhé!
Tháp tỏi là gì?
Tỏi là loại củ được biết có tác dụng giải trừ tà ma, xua đuổi vận xui đeo bám. Để thuận theo phong thủy, trên bàn thờ cúng Thần Tài thường được đặt tháp tỏi tử vi- phong thủy. Tháp tỏi phong thủy gồm 5 củ tỏi được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận. Tỏi càng nguyên vẹn, càng to, càng tròn, tháp tỏi càng đẹp. Hoặc tháp tỏi có thể được xếp từ các bó tỏi, đĩa tỏi.
Chưng tháp tỏi trên bàn thờ ông Địa Thần Tài có ý nghĩa gì?
Tháp tỏi ông Địa được đặt trên bàn thờ Thần Tài với nhiều ý nghĩa:
Đuổi trừ tà ma
Tuy khoa học chưa thể chứng minh được liệu ma quỷ có thực sự tồn tại hay không. Nhưng nhân gian ta vẫn lưu truyền rằng mùi của tỏi làm cho ma quỷ phải khiếp sợ.
Vì vậy đặt đĩa tỏi phong thủy ở bàn thờ thần tài sẽ giúp gia chủ xua đuổi tà ma khi gây cản trở cho việc kinh doanh.
Tránh điều xấu
Làm kinh doanh sẽ không tránh khỏi việc bị đối thủ chơi xấu, hãm hại,…Đặt để tỏi lên bàn thờ thần tài sẽ giúp người kinh doanh an tâm hơn và tin rằng nó sẽ hóa giải được vận xui.
Ở những không gian như buôn bán, cửa hàng thì tỏi phong thủy sẽ là sự lựa chọn xứng đáng.
Mang lại may mắn
Việc đặt tỏi trong người, trong ví, túi khi đi làm ăn xa đã không còn quá xa lạ, tỏi sẽ giúp họ tránh điều xấu vì không ai mong mình gặp phải điều xui xẻo. Việc đặt tháp tỏi trên bàn thờ Thần Tài cũng mang ý nghĩa như vậy, giúp việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều vận may.
Nguyên liệu làm tháp tỏi
Vài củ tỏi lớn. Chọn củ tỏi thật tươi, chú ý từng tép tỏi và tỏi phải được xử lý kỹ lưỡng để thời gian trưng bày được lâu hơn.
- Đĩa nhựa nhỏ.
- Súng bắn keo.
- Kéo.
- Giấy bìa.
- Giấy cứng.
- Dây kim tuyến màu vàng và đỏ.
- Hoa trang trí, đồng tiền vàng…
Cách làm tháp tỏi cúng ông Địa
- Bước 1: Tách múi tỏi và chọn lọc những múi có chất lượng, kích thước tương tự
- Bước 2: Tiếp theo, các bạn cuộn bìa giấy lại thành hình chóp, sau đó dùng kéo cắt chỉnh cho vừa và dùng súng bắn keo dán vào lòng đĩa. Tiếp đó, các bạn dán 2 chiếc đĩa lại với nhau.
- Bước 3: Sau khi đã có khuôn giấy hình chóp ở trên, dùng súng bắn keo gắn chặt từng tép tỏi lên bề mặt, làm lần lượt cho đến khi hoàn thành hết các tầng của tháp.
- Bước 4: Sau khi hoàn thành gắn múi tỏi lên tháp giấy, dùng dây kim tuyến, tiền vàng hoặc các phụ kiện khác lên đỉnh tháp và xung quanh cho thật thêm lung linh.
Hoa An chúc bạn sẽ làm được những tháp tỏi tuyệt đẹp cho không gian thờ ngày Tết, bày trí trên Bàn Thờ Thần Tài của mình thêm sang trọng, uy nghiêm.
Có nên để tỏi trên bàn thờ Ông Địa không?
Theo tín ngưỡng dân gian thì tỏi có khả năng trừ tà ma và mang lại may mắn cho người sử dụng, đồng thời mùi nồng của tỏi cũng có khả năng xua đuổi côn trùng. Do đó câu trả lời của câu hỏi “Có nên để tỏi trên bàn thờ Thần Tài không?” chính là CÓ
Cách bày trí Tháp tỏi Ông Địa trên bàn thờ Thần Tài
Cách bày trí củ tỏi trên bàn thờ Thần Tài cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo sự hài hòa và phù hợp với tâm linh và phong thủy. Dưới đây là hướng dẫn về cách bày trí củ tỏi trên bàn thờ thần tài:
Vị trí đặt tháp tỏi trền bàn thờ ông Địa
- Đặt tháp tỏi ông Địa ở vị trí chính giữa bàn thờ, nằm giữa tượng Thần Tài và tượng Thổ Địa.
- Nếu vị trí chính giữa không còn trống, phải đặt Tháp tỏi về bên Phía Ông Địa
- Không được để tỏi lung tung hay rải rác trên ban thờ vì như vậy sẽ không đem lại được may mắn mà còn khiến gia đình gặp xui xẻo.
Đặt tháp tỏi lên bàn thờ ông Địa Thần Tài vào ngày nào?
- Đặt tỏi lên bàn thờ Thần Tài vào ngày rằm, mùng 1 hoặc vào ngày vía Thần Tài để nhận được sự phù hộ tốt nhất của các vị Thần.
Chưng tháp tỏi bàn thờ ông Địa Thần Tài cần lưu ý gì?
Một số điều sau đây mà gia chủ cần phải chú ý đến khi đặt tỏi lên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa:
- Hãy chọn củ tỏi có kích thước lớn to và tươi, màu sắc đẹp, không nên chọn củ tỏi đã bị héo hoặc hư hỏng.
- Không được chọn củ tỏi không còn nguyên vẹn hoặc một vài tép tỏi.
- Ngoài củ tỏi, bạn có thể bổ sung thêm các vật phẩm khác để tạo điểm nhấn trên bàn thờ Thần Tài như: cóc Thiềm Thừ (ông cóc ngậm tiền), tượng Phật Di Lặc, mèo vẫy tay….
- Điều quan trọng hơn cả vẫn là sự thành tâm của gia chủ
Đặt tỏi lên bàn thờ Thần Tài là một hành động tốt, mang đến những điều tích cực và may mắn cho gia đình. Để bố trí củ tỏi một cách hợp phong thủy và thu hút tài lộc, gia chủ nên xem xét cách bày trí cẩn thận. Ngoài việc trưng bày tháp tỏi, gia chủ cũng có thể bày tháp lon nước, chai rượu, gói bánh, cũng đều là những cúng phẩm hết sức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo lễ nghi trang trọng. Hi vọng bài viết trên đây đã giúp gia chủ hiều thêm về Ý nghĩa, cách làm tháp tỏi ông Địa cũng như cách đặt tháp tỏi trên bàn thờ. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào khác, đừng ngần ngại liên hệ đồ thờ Hoa An hoặc để lại bình luận bên dưới để được tư vấn kịp thời nhất.
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Thần Tài Thổ Địa