Nhắc tới Bồ Đề Đạt Ma, chắc hẳn ta không thể không nhắc tới những câu thơ đậm chất nhân văn:
“Mắt sâu hút bóng thiên đàng
Một khung trời nhỏ, lá vàng chợt bay
Người ngồi giữa cuộc đổi thay
Nghe sông núi cạn phút giây vô thường”
Song, không phải ai cũng hiểu rõ Bồ Đề Đạt Ma là ai? Và cũng không phải ai cũng biết về truyền thuyết Đạt Ma sư tổ. Vậy nên hãy cùng Hoa An khám phá qua bài viết này nhé!
1. Bồ Đề Đạt Ma là ai?
Bồ Đề Đạt Ma là một vị Phật có gốc gác từ Ấn Độ. Đạt Ma có nghĩa là sự thông hiểu, thấu rõ về nhiều lĩnh vực sâu rộng. Bồ Đề Đạt Ma chỉ là danh hiệu, tên thật của ông là Bồ Đề Đa La.
Ông là người sáng lập ra thiền học. Đồng thời ông cũng chính là người đầu tiên truyền bá võ thuật và thiền học tới Trung Quốc. Chính từ loại võ thuật mà Đạt Ma sư tổ truyền bá, ở Trung Quốc đã hình thành nên bộ môn Võ Thiếu Lâm nổi tiếng.
2. Truyền thuyết về Bồ Đề Đạt
a. Cuộc gặp gỡ của Đạt Ma sư tổ với vị tổ thứ 27
Đây được coi là một trong những truyền thuyết phổ biến nhất về Bồ Đề Đạt Ma. Truyền thuyết này cũng chính là lời lí giải cho việc ông trở thành vị sư tổ thứ 28 của Phật giáo.
Trong một lần gặp gỡ với sư tổ thứ 27 để thảo luận về chữ “tâm”, Bồ Đề Đạt Ma đã được sư tổ tặng cho rất nhiều lời khuyên. Từ đó ông dần dần giác ngộ và siêng năng tìm tỏi, học hỏi để thấu hiểu mọi giáo lý Phật pháp.
Sau cùng, ông được vị tổ thứ 27 lựa chọn để trở thành người kế vị. Nhờ vào sự khuyên bảo và răn dạy của vị tổ thứ 27, với tư cách là truyền nhân nhà Phật, Bồ Đề Đạt quyết định rời quê hương để đi truyền bá Phật giáo, dạy lại Phật pháp cho người người, đời đời sau.
b. Cuộc gặp gỡ của Đạt Ma sư tổ với vua Lương Vũ
Nhiều tích xưa kể lại rằng, vua Lương Vũ sở dĩ là một người vô cùng sùng đạo. Để tích công đức cho bản thân, vua cho xây dựng rất nhiều đền chùa. Thế nhưng, khi vua gặp Bồ Đề Đạt Ma, ông lại một mực khẳng định rằng vua chưa hề tích được chút công đức nào.
Nhân dịp này, Đạt Ma sư tổ cố gắng giảng giải cho vua hiểu rõ hơn việc tu tập từ tâm, về đạo Phật, và về việc như nào mới thật sự là tích công tích đức. Nhưng đáng buồn thay, nhà vua lại không tin lời Đạt Ma và cho người tiễn ông đi.
Đạt Ma Sư Tổ vì thế mà băng thẳng qua sông Bắc Hải, qua nước Ngụy rồi lên núi Trung Sơn mà không truyền đạo tại đây nữa. Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ quá hải cũng chính là từ truyền thuyết này mà ra.
3. Tượng Bồ Đề Đạt Ma để ở đâu?
Tượng Bồ Đề Đạt Ma cần phải đặt đúng vị trí phong thủy mới có thể đem lại nguồn năng lượng tích cực, cũng như sự may mắn và tài lộc cho gia chủ. Các bạn có thể tham khảo một số nơi để tượng Đạt Ma sư tổ sau:
a. Phòng khách
Đây là nơi tiếp nhận nhiều luồng khí và năng lượng ra vào nhà nên rất thích hợp để đặt tượng. Song khi đặt tượng gia chủ cần lưu ý đặt ở nơi cao như kệ, tủ, bàn,… Tuyệt đối không được phép đặt tượng xuống đất vì sẽ làm ô uế và phản tác dụng phong thủy của tượng.
b. Phòng làm việc
Để đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong phòng làm việc đem lại nhiều năng lượng tốt nhất, bạn nên đặt tượng ra hướng cửa ra vào.
c. Trên xe
Nhiều người quan niệm rằng, khi đặt tượng Thánh, Thần, Phật… trên ô tô thì sẽ mang lại nhiều may mắn, bình an và tránh được các tai nạn không đáng có khi di chuyển.
Như vậy, thông qua bài viết này hẳn các bạn đã hiểu rõ về Bồ Đề Đạt Ma là ai, cũng như biết thêm về các truyền thuyết của Đạt Ma sư tổ. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Hoa An qua website hoặc tới trực tiếp cửa hàng để được tư vấn nhanh nhất nhé!
Hóa vàng
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Đốt trầm (Xông trầm)
Vật phẩm Hành Lễ & phụ kiện khác
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc