Trong nét văn hóa tâm linh của người Việt thì lập Bàn Thờ Thần Tài là một nét văn hóa được nhiều người trú trọng. Gia chủ khi lập bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa với mong muốn công việc kinh doanh luôn được suôn sẻ, thuận lợi và nhiều tài lộc. Tuy nhiên, việc lập ban thờ Thần Tài không phải ai cũng biết và làm đúng cách. Nếu lập sai hoặc vô tình phạm vào đại kỵ thì sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của gia chủ. Để hiểu rõ hơn về nghi thức lập bàn thờ Thân Tài chuẩn nhất được Đồ Thờ Hoa An chia sẻ ngay dưới đây nhé!
Ý nghĩa việc lập bàn thờ Thần Tài
Việc lập bàn thờ Thần Tài và phụng thần tài đã trở thành một trong những tín ngưỡng đặc trưng của người Việt Nam chúng ta. Vì thế, mọi người lập bàn thờ thần tài với mong muốn gửi đến vị thần này những nguyện vọng của gia chủ, mong các vị thần linh chuyên cai quản tài lộc, tiền bạc ban con cháu cho nhiều may mắn, sự sung túc.
Sắm lễ lập bàn thờ Thần Tài bao gồm những gì?
Bàn thờ Thần Tài cơ bản sẽ gồm những gì?
- Bàn thờ Thần Tài
- Tượng Thần Tài – Ông Địa
- Bài vị Thần Tài
- Bát hương
- Chóe thờ (3 cái)
- Chén thờ (có 3 hoặc 5 chén)
- Mâm bồng
- Lọ hoa
- Ống hương
- Đèn dầu
Đồ thờ nên có để bàn thờ đầy đủ hơn
- Đèn thờ hoặc nến thờ (1 hoặc 2 đèn)
- Bát tụ thủy
- Bát sâm
- Nậm rượu
- Tượng phật Di Lặc
- Bồn tụ bảo
- Hệ thống linh vật chiêu tài – hút lộc – hóa sát: Cóc ngậm tiền, Tỳ Hưu, Long quy
- Cây phong thủy để thờ.
Lưu ý: Trên bàn thờ thần tài mới lập nên dùng đèn dầu để tăng dương khí cho ban thờ mới.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài- Thổ Địa đặt ở dưới đất tránh đặt bàn thờ Thần Tài lên cao. Bàn Thờ Thần Tài phải được đặt ở nơi dễ nhìn để thu hút tài lộc, phía sau phải có địa tựa chắc chắn ( tường, vách ngăn hoặc tủ). Tượng Thần Tài được đặt bên trái, Thổ Địa được đặt bên phải, hướng từ ngoài nhìn vào. Các hướng tốt đặt ban thờ Thần Tài:
- Hướng đón lộc bên ngoài vào nhà
- Hướng tốt đối với chủ nhà
Bày trí bàn thờ Thần Tài
Bài trí bài vị ban thờ Thần Tài, Thổ Địa
Không phải ban thờ Thần Tài nào cũng đều có bài vị. Tuy nhiên, bài vị là điều quan trọng bạn không thể bỏ qua. Bài vị thường được đặt bên trong cùng của bàn thờ. “Chiêu tài – Tiến bảo” hay ” Ngũ Phương Ngũ Thổ long thần – Tiền hậu địa chủ khả thần” là bài vị phổ biến được sử dụng. Tại các cửa hàng bán ban thờ thần Tài thường có sẵn các bài vị bằng chữ Nho với các kích thước khác nhau, bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với ban thờ nhà mình nhất.
Cách bài trí ông thần Tài thổ Địa
Thứ tự đặt ông thần Tài thổ địa chuẩn như sau: Tính từ hướng nhìn vào, ông thần Tài ở bên trái, ở giữa là thần Phát, còn tượng ông Địa được đặt ở bên phải.
Nếu không có thần Phát thì vẫn giữ nguyên thứ tự như trên. Tuy chỉ là 2 tượng thần nhưng mỗi vị lại đại diện cho 5 người.
Chúng ta nên chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa có thần thái sáng sủa, mặt tươi cười, ánh mắt nhìn thẳng hoặc hơi hướng lên trên.
Cách bài trí đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước
Được đặt ở vị trí giữa Thần Tài và Thổ Địa, ba chén gạo, muối, nước được sử dụng cả 1 năm, đến cuối năm mới thay mới. Trước khi đem đi sử dụng để thờ cúng chúng cần được làm mới, sạch sẽ.
Vốn dĩ là ba hũ muối, gạo và nước mà không phải thứ khác bởi đây chính là 3 yếu tố hình thành để duy trì cuộc sống sung túc, no đủ của con người. Trong đó:
- Nước tượng trưng cho sinh khí, sự sinh sôi phát triển
- Gạo tượng trưng cho lương thực luôn đầy đủ
- Muối mang ý nghĩa trong sạch, chính trực, tốt đẹp cho các mối quan hệ.
Ba hũ gạo, muối, nước nên có nắp che và không nên để quá đầy. Có nơi thay mới 3 hũ này khi thắp hương khấn vái thần Tài đã xong, có nơi chỉ thay mới khi thắp hương tất niên cuối năm.
Cách bài trí bát hương bàn thờ thần tài
Bát hương thờ Thần Tài được đặt ở vị trí chính giữa ban thờ. Đây là vị trí chuẩn phong thủy mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Mỗi ngày gia chủ cần thắp hương, thỉnh cầu Thần Tài phù hộ cho công việc kinh doanh được thuận buồm xuôi gió. Cần chú ý khi đặt bát hương bàn thờ Thần Tài không để bị che khuất bởi mái bàn thờ đảm bảo hương cắm tỏa lan bên ngoài.
Cách bài trí ông Cóc trên bàn thờ Thần Tài
Khi bài trí bàn thờ thần Tài, Thổ Địa người ta hay trưng bày thêm ông Cóc. Là biểu hiện của sự giàu sang, phát tài nên khi bài trí gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cóc ngậm tiền được đặt bên trái bàn thờ Thần Tài theo hướng nhìn từ bên ngoài vào, tương ứng với phía trước ông Thần Tài.
- Buổi sáng đặt ông Cóc nhìn hướng ra phía cửa chính, buổi tối hướng về phía Thần Tài.
- Nếu muốn di chuyển ông Cóc, phải sử dụng tấm vải đỏ trùm lên đầu ông Cóc trước khi di chuyển.
- Không để phụ nữ mang thai chạm vào ông Cóc bởi sẽ đánh mất sự linh thiêng.
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi cho ông Cóc sạch sẽ.
Cách bày trí lọ hoa trang trí bàn thờ Thần Tài
Ngoài những đồ cúng lễ thì một lọ hoa tươi là điều không thể thiếu khi bài trí bàn thờ Thần Tài. Nên đặt lọ hoa ở bên phải, đĩa đựng hoa quả, cóc ngậm tiền, lễ vật thắp hương đặt ở phía bên trái. Nên lựa chọn kỹ cả cốc/ chén thờ – nên lựa chọn 5 chiếc tượng trưng cho ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Nắm được những nguyên tắc cơ bản này bạn sẽ gặp nhiều may mắn
Chọn ngày thỉnh Thần Tài về bàn thờ
Lập bàn thờ Thần Tài vào ngày nào để chiêu tài, kích lộc? Để mọi việc trong nhà luôn suôn sẻ, thuận lợi và may mắn, gia chủ cần biết cách chọn ngày để an vị Ông Địa Thần Tài vào nhà. Gia chủ mua Bàn Thờ Thần Tài vào bất kỳ ngày nào cũng đều được, tuy nhiên ngày an vị Thần Tài cần phải được làm vào ngày tốt trong tháng. Thường người ta sẽ chọn ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng để thỉnh ông Thần Tài – Thổ Địa về thờ vì đây là lúc Thần Tài sẽ bay về trời.
Bên cạnh ngày tốt, gia chủ cũng cần chú ý thỉnh trong giờ tốt để đem lại nhiều may mắn. Một số khung giờ tốt có thể kể đến như:
- Tốc Hỷ: Khoảng thời gian từ 9:00 – 11:00 và 21:00 – 23:00
- Đại An: Khoảng thời gian từ 5:00 – 7:00 và 17:00 – 19:00
- Tiểu Cát: Khoảng thời gian từ 1:00 – 3:00 và 13:00 – 15:00
Sắm đồ lễ để cúng, xin Thần Tài nhập tượng
Sắm đồ lễ để cúng Thần Tài
Đồ lễ Thần Tài cần có: Lễ mặn và lễ chay, bạn cần chuẩn bị những lễ vật để cúng Thần Tài – Ông Địa như sau:
- Lễ mặn: Bộ tam sên gồm có 3 món: 300g thịt heo luộc hoặc quay, 3 quả trứng gà hoặc trứng vịt luộc và 3 con tôm hoặc cua luộc. Có thể cúng thêm gà luộc, heo quay,… tùy tâm gia chủ; Cá lóc để nguyên con đem đi nướng trui.
- Lễ chay: xôi, chè, bánh bao chay, 1 mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt (ít), nước lọc, cà phê (pha sẵn cho vào tách)
- Đồ vàng mã: 1 con ngựa, 1 bộ mũ áo quan, 10 mũ quan màu, 1000 vàng hoa Thần Tài
- Nến (đèn cầy).
- Thắp (nhang).
- 3 cốc nước.
- 3 cốc rượu.
- Gạo (phải là gạo tẻ).
- Tiền vàng mã.
- Muối hạt sạch.
- Thuốc lá.
Lưu ý: nên mua hoa cúng Thần Tài là hoa tươi, có nụ và hương thơm, quả cúng cũng phải là quả tươi ngon. Tránh mua đồ giả để cúng Thần Tài.
Các bước tiến hành làm lễ an vị Thần Tài Thổ Địa
Bước 1: Người bốc bát hương trước khi tiến hành nghi lễ cần tắm rửa sạch sẽ, dùng rượu trắng để rửa tay.
Bước 2: Bao sái bát hương bằng rượu ngũ vị hương (1 gói ngũ vị hương pha với 2 lít rượu, để lắng rồi lấy phần rượu trong), sau đó dùng khăn mới để lau.
Bước 3: Sàng tro để loại bỏ các tạp chất lẫn lộn trong tro. Tiếp đến, gia chủ trộn đều phần tro vừa sàng với gói ngũ vị hương và một chút Gạo Vàng Thần Tài.
Bước 4: Gia chủ viết tờ dị hiệu (nếu có) và gói bộ cốt thất bảo vào trong đấy.
Bước 5: Tiến hành tự bốc bát hương Thần Tài như sau:
- Cho một ít Gạo Vàng Thần Tài vào bát hương rồi đưa bộ cốt thất bảo đã bọc tờ dị hiệu vào giữa bát hương.
- Cho hỗn hợp ngũ vị hương, tro, Gạo Vàng Thần Tài lên trên mặt ở trong bát hương Thần Tài và lau sạch bên ngoài bát hương.
- Đốt trầm viên vào giữa bát hương cho đến khi trầm hết thì thắp hương và đặt nghi lễ an vị lên bàn thờ.
Bước 6: Khi đã an vị xong bát hương, gia chủ tiến hành lễ tạ. Sử dụng đồ lễ và đọc bài văn khấn để hoàn tất.
Văn khấn lập bàn thờ Thần Tài mới
Sau khi an vị các đồ xong, gia chủ đốt 9 nén hương và đọc văn khấn an vị bàn thờ Thần Tài, an vị bát hương:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương.
– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ, bản xứ thổ địa sở tại
– Con kính lạy Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần
– Con kính lạy ngài Tiền Hậu địa chủ Tài Thần
– Con lạy hai ông thần Lộc, thần Tài, thần Phát
Hôm nay là ngày ……………… tháng ……………..năm………… (âm lich)
Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình (công ty, của hàng): (Họ tên …………. Năm sinh…….)
Chúng con cư ngụ tại: ………………………………………………………………………………….
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Đốt nén hương thơm, dâng lên trước án để làm lễ Tôn cấp lập thờ. An vị bát hương, ban thờ Chư Vị Thần Tài Thổ Địa tại: ………………………………………………………………….
Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần Chư vị Thần Tài Thổ Địa, cùng các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án.
Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này; đội ơn Thành Hoàng Bản Thổ, Thần Linh, Thổ Địa cùng các Tôn Thần nơi đây che chở, ban ân đất này được phong thủy yên lành, khí xung, mạch vượng. Nay con thiết lập ban thờ Thần Tài Thổ Địa xin kính mời Tiền Hậu Chủ Tài thần, Ngài Thần tài vị tiền, Thần Phát, Thần Lộc, Thổ Địa Tài Thần cúi xin lại giáng hiển linh an vị vào bát nhang để từ nay chúng con được khói hương thờ phụng tỏ lòng tôn kính.
Chúng con cầu xin các ngài từ nay An vị, yên vị nơi đây chứng giám lòng thành của gia chủ phù hộ độ trì cho chúng con khí sung mạch vượng, phong thủy cát lành, buôn bán kinh doanh thêm nhiều lợi lạc, thêm khách thêm lộc, thêm ngân thêm xuyến, có quý nhân phù trợ. Các ngài đón khách mời khách tiếp sức chủ gia để công ty (của cửa hàng, cửa nhà) thêm khí thêm lực, hộ Mệnh hộ Trạch để chúng con có sức khỏe dồi dào, công việc hanh thông, tài lộc vượng tiến, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chủ được an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Trong 100 ngày đầu thờ cúng, gia chủ lên hương mỗi sáng, bật đèn 24/24 để bát hương tụ khí tốt nhất
Khay 5 chén nước luôn đầy, không cúng hoa giả hoặc khi hoa tươi héo phải thay.
Hoa tươi khi thay không bỏ đi, gia chủ hãy cắt nhỏ bỏ vào gốc cây để cây cối được tốt tươi hơn. Nước cũng tưới cho cây không bỏ đổ đi.
Đối với gia chủ nhờ thầy làm lễ
Gia chủ khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa về cần bọc trong giấy đỏ, lụa vàng hoặc hộp sạch sẽ. Sau đó, hãy mang vào chùa nhờ các sư “Chú nguyện nhập thần” và chọn ngày tốt đem về an vị Thần Tài, Thổ Địa. Những gia đình có điều kiện cũng có thể mời thầy pháp tôn nhang bát hương và “Chú Nguyện nhập Thần” – “Thỉnh Thần nhập tượng” tại gia.
Sau khi đem bát hương và tượng từ chùa về, gia chủ cần dùng nước ngũ vị hương đun lên từ năm loại lá gồm hồi khô, quế khô, hương nhu, lá sả, lá mùi (hoặc lá bưởi tùy mùa) để tẩy uế tượng và đặt lên bàn thờ rồi cúng khấn. Những lần sau bạn có thể cúng vái bình thường. Như vậy thì Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.
Mỗi gia chủ cần nắm rõ được cách lập bàn thờ Thần Tài sao cho đúng cách để chiêu tài lộc giúp cho công việc kinh doanh của mình buôn may bán đắt. Để được tư vấn cụ thể quý gia chủ liên hệ theo SDT: 0366.305.124 để được tư vấn !
Tượng Rồng phong thuỷ
Linh vật Phong Thủy
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Mùi - Dê phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Dần-Hổ Phong Thủy
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi