Lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Người ta thường thờ Thần Tài, Thổ Địa với mong muốn công việc kinh doanh luôn được suôn sẻ, thuận lợi và phát đạt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lập bàn thờ Thần Tài đúng cách và nếu vô tình phạm vào điều cấm kỵ nào, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của gia chủ. Vì thế, hãy cùng tham khảo nghi thức lập bàn thờ Thần Tài chuẩn nhất được chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Nguồn gốc của việc thờ bàn thờ Thần Tài, Ông Địa
Tục thờ Thần Tài có nguồn gốc từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục này xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20. Tương truyền, ngày xưa có một người lái buôn người Trung tên Âu Minh được Thủy Thần tặng cho một người gia nhân tên là Như Nguyệt. Từ khi đem Như Nguyệt về nuôi trong nhà, công việc làm ăn của Âu Minh ngày càng suôn sẻ, phát đạt. Trong một ngày Tết, Như Nguyệt vì làm phật ý Âu Minh mà bị Âu Minh đánh. Vì quá sợ hãi, Như Nguyệt đã chui vào một đống rác rồi biến mất. Từ sau khi Như Nguyệt đi, công việc làm ăn của Âu Minh ngày càng tệ đi, không biết lúc nào đã nghèo xác nghèo xơ. Vì lẽ đó mà người ta cho rằng Như Nguyệt là Thần Tài (Thần tiền tài) và lập bàn thờ. Bàn thờ Thần Tài thường sẽ nằm một góc trong nhà và trong ba ngày Tết, người ta sẽ kiêng cữ việc quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất tiền tài ẩn trong đống rác. Về Ông Địa (Thổ Địa – Thần Đất) là một vị thần hộ mệnh của xóm làng, có nhiệm vụ cai quản một vùng đất trời, phù hộ cho xóm làng bội thu mùa màng. Một vị thần cai quản đất đai, một vị thần trông coi tiền bạc. Vậy nên người ta thường lập bàn thờ chung để cúng Thần Tài – Ông Địa trong suốt cả năm.
Ý nghĩa việc lập bàn thờ Thần Tài
Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần được thờ chung trong một tủ thờ, đặt ở dưới đất tại một góc nào đó trong nhà. Không chỉ những ngày Tết, người ta sẽ cúng Thần Tài – Thổ Địa vào quanh năm, nhất là trong những gia đình chuyên buôn bán, kinh doanh. Vì người ta tin rằng phải thành tâm thờ cúng hằng ngày thì mới được các vị Thần phù hộ công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, tiền vào như nước. Mỗi sáng sớm khi mở cửa hàng buôn bán hoặc kinh doanh, người ta sẽ thắp hương cầu khẩn mong Thần Tài phù hộ họ mua may bán đắt, có nhiều khách hàng.
Bàn thờ Thần Tài bao gồm những gì?
Bàn thờ Thần Tài sẽ gồm những đồ thờ cơ bản sau:
- Tượng Thần Tài – Ông Địa
- Bài vị Thần Tài
- Bát hương
- Chóe thờ (3 cái)
- Chén thờ (có 3 hoặc 5 chén)
- Mâm bồng
- Lọ hoa
- Ống hương
Đồ thờ trên ban thờ đầy đủ hơn:
- Đèn thờ hoặc nến thờ (1 hoặc 2)
- Bát tụ thủy
- Bát trà sâm
- Tượng phật Di Lặc
- Bồn tụ bảo
- Hệ thống linh vật chiêu tài – hút lộc – hóa sát: Cóc ngậm tiền, Tỳ Hưu, Long quy
- Cây phong thủy để thờ.
Vị trí để ban thờ Thần Tài
Người Việt thường đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa ở dưới mặt đất chứ không phải nơi trên cao có ít người qua lại như bàn thờ gia tiên. Bàn thờ Thần Tài cần được đặt tại cung tài lộc trong ngôi nhà, có điểm tựa chắc chắn (tường hoặc vách ngăn). Tượng Thần Tài được đặt bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào, tượng Ông Địa sẽ được đặt ở bên phải. Khi đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa, bạn có thể đặt tại hai hướng sau:
- Hướng đón lộc bên ngoài vào nhà
- Hướng tốt đối với chủ nhà.
Chọn ngày thỉnh Thần Tài về bàn thờ
Để mọi việc luôn suôn sẻ, thuận lợi và may mắn, gia chủ cần biết chọn ngày để an vị ông Thần Tài, Thổ Địa vào nhà. Gia chủ mua ban thờ Thần Tài ngày nào cũng được, tuy nhiên việc an vị ban Thần Tài cần chọn vào ngày trong tháng. Thông thường người ta hay chọn vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Vì đây là thời điểm ông Thần Tài sẽ bay về trời.
Bên cạnh ngày tốt thì gia chủ cũng nên để ý đến giờ tốt để đem lại nhiều may mắn. Một số khung giờ tốt có thể kể đến như sau:
Tốc Hỷ: Là khoảng thời gian từ 9h – 11h và 21h – 23h, là khoảng thời gian tốt để cầu may mắn và bình an cho gia đình.
Đại An: Là khoảng thời gian từ 5h – 7h và từ 17h – 19h là khoảng thời gian cầu may mắn trong việc làm ăn, buôn bán.
Tiểu Cát: Là khoảng thời gian từ 1h – 3h và từ 13h – 15h là khoảng thời gian cầu gia đạo và sức khỏe.
Sắm lễ cúng ban Thần Tài, Thổ Địa nhập tượng
Sắm lễ để cúng Thần Tài
Theo phong tục truyền thống thì những lễ vật cúng vía Thần Tài, Thổ Địa gồm có:
- Lễ vật cúng Thần Tài, Thổ Địa thường bao gồm: hương hoa, trầu cau, hoa quả, tiền vàng, trà nước, bánh trái, rượu, giò chả, xôi gấc, gà luộc, các món mặn…
- Để cầu mong tài lộc, thịnh vượng, các gia đình luôn quan tâm tới lễ vật bày biện trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa. Theo đó, các loại hoa trái luôn phải tươi ngon, không bao giờ để hoa héo trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.
- Các loại hoa cúng Thần Tài, Thổ Địa phổ biến là mẫu đơn đỏ, hoa cúc, hoa hồng và các loại hoa có hương thơm như hoa ngọc lan, hoa cau…
Cách bày trí mâm cúng Thần Tài Thổ Địa
Ở giữa Thần Tài – Thổ Địa người ta thường để một hũ gạo, một hũ muối và một ly nước đầy. Muối, gạo, nước là 3 thực phẩm thiết yếu của con người, đặt lên bàn thờ.
Khi đặt vị trí hoa và quả, các cụ thường nói rằng “Đông bình tây quả”, gia chủ nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào trong.
Các lễ vật cần chuẩn bị khi cúng Thần Tài, Thổ Địa
Ngoài việc chuẩn bị bàn thờ, văn khấn thần tài, thổ địa. Mâm cúng thần tài thổ địa cũng rất quan trọng, bạn có thể tham khảo lễ cúng thần tài dưới đây.
- Trái cây (Tối thiểu 5 loại – Đặt bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào vào trong)
- 5 nén hương / nhang
- 5 chén nước.
- 2 cây đèn cây hoặc nến.
- Thuốc lá
- Gạo 1 đĩa
- Muối hột 1 đĩa
- Một bộ giấy tiền vàng mã, bạn ra tiệm bán đồ vàng mã hỏi mua vàng tiền cúng thần tài
- Hoa (Có thể là hoa cúc, hoa hồng – Đặt bên phải bàn thờ, nhìn từ ngoài vào)
- Bộ tam sên đều đã luộc gồm: một miếng thịt ba rọi, một hột vịt, 1 con tôm hoặc cua, miền Nam thì thường mua thêm một con cá lóc nướng.
Các bước tiến hành làm lễ an vị Thần Tài Thổ Địa
- Trước ngày làm lễ 1 ngày, bỏ hết tất cả các đồ ra kiểm tra, đảm bảo tất cả đầy đủ và nguyên vẹn
- Dùng nước ngũ vị hòa vào 1 chậu nước sạch, lấy khăn sạch nhúng vào nước và lau sạch tất cả các đồ thờ (trừ cốt thất bảo). Tiếp theo dùng 1 chiếc khăn sạch (khô) khác lau lại tất cả các đồ 1 lần nữa.
- Cốt thất bảo rửa qua bằng cồn 90 độ sau đó để khô
- Trước khi làm lễ an vị gia chủ cần giữ cơ thể sạch sẽ và mặc quần áo chỉnh chu. Thứ tự các bước như sau:
Nạp cốt tượng
- Bỏ tất cả các đồ trong 1 bộ cốt vào lỗ dưới đáy tượng, dùng giấy tráng kim chắn lỗ lại bằng băng dính hoặc keo để tránh cốt rơi ra ngoài. Mỗi một tượng sẽ được nạp 1 bộ cốt.
- Đối với tượng cũ, gia chủ giữ nguyên và chuyển sang bàn thờ mới
- Đặt tờ giấy di hiệu xuống dưới cùng bát hương, tiếp đến là 1 bộ cốt thất bảo và vàng, tiếp đến 1 ít bột trầm, tiếp đến đã thạch anh ngũ sắc, tiếp đến là tro nếp trên cùng.
- Tro nếp khi đổ vào bát hương đổ đến gần miệng bát hương. Dùng nước mưa + nước giếng hòa chung vào tưới 1 chút lên mặt tro để cắm hương dễ dàng
- Đặt bài vị Thần Tài vào phía trong bàn thờ (có thể dùng 1 chiếc đinh đóng cố định và treo bài vị lên để cao và chắc chắn hơn)
- Đặt tượng Thần Tài bên trái, thổ địa bên phải ( nhìn từ ngoài vào)
- Tiếp theo đặt Bát hương trước 3 chóe. Bát hương tối quan trọng trong bàn thờ, tuyệt đối tránh xê dịch nên khi đã đặt hạn chế dịch chuyển bát hương. Tránh làm động vào cung tài cung lộc.
- Đặt khay 5 cốc trước bát hương (có thể xếp ngang hoặc xếp hình chữ thập đều được)
- Mâm bồng đặt trước khay 5 cốc
- Bát thả hoa đặt trước mâm bồng
- Ống hương và lọ hoa được xếp ở 2 bên
- Phật Di Lặc đặt trên nóc ban hoặc kệ gỗ bên cạnh bàn thờ (đối với bàn thờ mái chùa hoặc mái dốc)
Lưu ý: Trong thờ cúng không được để các đồ lễ che mất bát hương, trên mặt bàn thờ chỉ để tượng, chóe, bát hương, khay cốc, bồn tụ bảo (nếu có). Các đồ lễ và đồ phong thủy bày phía dưới kệ.
Sau khi an vị các đồ xong, gia chủ đốt 9 nén hương và đọc văn khấn:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương.
– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ, bản xứ thổ địa sở tại
– Con kính lạy Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần
– Con kính lạy ngài Tiền Hậu địa chủ Tài Thần
– Con lạy hai ông thần Lộc, thần Tài, thần Phát
Hôm nay là ngày ……………… tháng ……………..năm………… (âm lich)
Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình (công ty, của hàng): (Họ tên …………. Năm sinh…….)
Chúng con cư ngụ tại: ………………………………………………………………………………….
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Đốt nén hương thơm, dâng lên trước án để làm lễ Tôn cấp lập thờ. An vị bát hương, ban thờ Thần Tài thổ địa tại: ………………………………………………………………….
Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Ngài Thần tài vị tiền, Thần Phát, Thần Lộc, Thổ Địa, cùng các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án.
Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này; đội ơn Thành Hoàng Bản Thổ, Thần Linh, Thổ Địa cùng các Tôn Thần nơi đây che chở, ban ân đất này được phong thủy yên lành, khí xung, mạch vượng. Nay con thiết lập ban thờ Thần Tài Thổ Địa xin kính mời Tiền Hậu Chủ Tài thần, Ngài Thần tài vị tiền, Thần Phát, Thần Lộc, Thổ Địa Tài Thần cúi xin lại giáng hiển linh an vị vào bát nhang để từ nay chúng con được khói hương thờ phụng tỏ lòng tôn kính.
Chúng con cầu xin các ngài từ nay An vị, yên vị nơi đây chứng giám lòng thành của gia chủ phù hộ độ trì cho chúng con khí sung mạch vượng, phong thủy cát lành, buôn bán kinh doanh thêm nhiều lợi lạc, thêm khách thêm lộc, thêm ngân thêm xuyến, có quý nhân phù trợ. Các ngài đón khách mời khách tiếp sức chủ gia để công ty (của cửa hàng, cửa nhà) thêm khí thêm lực, hộ Mệnh hộ Trạch để chúng con có sức khỏe dồi dào, công việc hanh thông, tài lộc vượng tiến, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chủ được an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Trong 100 ngày đầu tiên thờ Thần Tài, Hoa An khuyên gia chủ nên thắp hương mỗi sáng và thắp đèn 24/24 để bát hương luôn tụ khí. Khay nước 5 chén luôn đầy và hoa luôn tươi ( không nên dùng hoa giả để thắp hương).
Hoa tươi khi thay không bỏ đi hãy cắm dưới gốc cây để cây tươi tốt hơn, nước dùng thắp hương trên ban thờ cũng nên tưới cho cây.
Đối với gia chủ mời thầy làm lễ
Gia chủ khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa về cần bọc trong giấy đỏ, lụa vàng hoặc hộp sạch sẽ. Sau đó, hãy mang vào chùa nhờ các sư “Chú nguyện nhập thần” và chọn ngày tốt đem về an vị Thần Tài, Thổ Địa. Những gia đình có điều kiện cũng có thể mời thầy pháp tôn nhang bát hương và “chú nguyện nhập Thần” – ” Thỉnh Thần nhập tượng” tại gia.
Sau khi đem bát hương và tượng từ chùa về, gia chủ cần dùng nước ngũ vị hương đun lên từ năm loại lá gồm hồi khô, quế khô, hương nhu, lá sả, lá mùi (hoặc lá bưởi tùy mùa) để tẩy uế tượng và đặt lên bàn thờ rồi cúng khấn. Những lần sau bạn có thể cúng vái bình thường. Như vậy thì Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.
Lưu ý: Bạn nên chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa có khuôn mặt tươi cười, sáng sủa, mắt nhìn thẳng hoặc nhìn lên, tượng không bị nứt vỡ và nhìn toát lên vẻ phú quý. Đồng thời, Thần Tài Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, gia chủ phải tự thỉnh về.
Tượng Rồng phong thuỷ
Linh vật Phong Thủy
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Mùi - Dê phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Dần-Hổ Phong Thủy
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi