Phát triển là nguyên lý tất yếu của vạn vật, và việc mong cầu may mắn, tài lộc trong kinh doanh, thăng tiến trong sự nghiệp là mong ước chính đáng của mỗi người. Ngày nay, không khó để bắt gặp các cửa hàng, doanh nghiệp dành không gian nhất định trong cửa hàng, văn phòng, hay phòng thờ để lập bàn thờ Thần Tài. Vậy Thần Tài là ai? Có bao nhiêu vị Thần Tài và truyền thuyết về ông Thần Tài là gì? Cùng Đồ Thờ Hoa An tìm hiểu về vị thần mang đến tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ qua bài viết dưới đây.
Ông Thần Tài là ai?
Ông Thần Tài (財神 Tài Thần) là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn, cai quản tài sản cho gia chủ. Người ta thường vẽ ông là một người có râu tóc bạc phơ, khuôn mặt phúc hậu, đầu đội mũ quan, trên tay cầm thỏi vàng, dây tiền hay gậy như ý. Ngoài Việt Nam, thờ Thần Tài cũng là tín ngưỡng của nhiều nước phương Đông như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore,…
Để thành công trong kinh doanh đôi lúc cũng cần một chút may mắn. Do đó, người thờ Thần Tài chủ yếu là các thương nhân hay chủ doanh nghiệp bởi quan niệm Thần Tài sẽ đem lại tài lộc, thuận lợi cho con đường kinh doanh của gia chủ.
Có bao nhiêu vị Thần Tài?
Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Do đó mỗi nước lại có 1 truyền thuyết khác nhau. Bao gồm truyền thuyết của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Thậm chí, ngay trong chính Trung Quốc đã có rất nhiều tiêu bản về Thần Tài.
Dẫu có sự khác nhau đó, có một điểm chung giữa văn hóa các nước, đó là có 5 vị Thần Tài, tượng trưng cho 5 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung Tâm.
Truyền thuyết về Thần Tài Trung Quốc
Trung Quốc là nơi có truyền thuyết về Thần Tài phong phú nhất. Trong đó, phổ biến được biết đến với sự tích Âu Minh – Như Nguyện:
Xưa có một người lái buôn tên là Âu Minh nhờ tốt bụng cứu giúp ông lão ăn xin khi qua hồ Thành Thảo, đã được Thủy Thần của hồ giao cho một người hầu nữ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt.
Sau đó, vào một ngày Tết, vì làm vỡ chiếc bình quý nên Như Nguyện bị Âu Minh đánh, sợ hãi chui vào đống rác trốn. Chẳng may người nhà Âu Minh mang rác đi đổ, Như Nguyện biến mất. Kể từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên phá sản.
Hóa ra Như Nguyện chính là hóa thân của Thần Tài. Vì sự tích Âu Minh – Như Nguyên như trên mà người ta kiêng quét rác 3 ngày tết, sợ sẽ hốt luôn cả Thần Tài trong đống rác đó thì việc làm ăn sẽ không suôn sẻ.
Tuy vậy, sự tích Âu Minh – Như Nguyện cũng chỉ giải thích cho tục kiêng quét nhà ngày Tết, chứ chưa thực sự giải thích thỏa đáng về nguồn gốc của Thần Tài. Như Hoa An đã đề cập ở trên, có 5 vị Thần Tài cai quản 5 phương hướng, nội trong văn hóa Trung Hoa đã có 2 niềm tin khác nhau về 5 vị Thần Tài này.
Với văn hóa Đại Lục, tức phần lớn Trung Quốc, 5 vị Thần Tài đó là:
- Triệu Công Minh 趙公明 – Hắc Đế – Võ Thần Tài , thần tài của phương Bắc
- Phạm Lãi 范蠡 – Xích Đế – Văn Thần Tài 文財神 ở phía Nam
- Tỷ Can 比干 – Thanh Đế – Văn Tài Thần 文財神 hướng Đông
- Quan Công 關公 (Quan Vũ/Quan Vân Trường) Bạch Đế – Võ Tài Thần 武財神 ở Tây Lộ
- Vương Hợi 王亥 – Hoàng Đế – Trung Bân Tài Thần 中斌財神 ở Trung tâm
Cả 5 người đều là những nhân vật có thật trong lịch sử, nhờ tài năng và đức độ nên được phần đông người dân Đại Lục Trung Hoa tôn làm Thần Tài.
Tại Đài Loan và vùng Giang Nam, tức vùng phía Nam hạ lưu Trường Giang Trung Quốc, 5 vị Thần Tài đó là:
- Nguyên Soái Triệu Công Minh ở Trung Tâm, người chỉ huy 4 vị Thần Tài của 4 phía.
- Chiêu bảo Thiên Tôn Tiêu Thăng – tượng chứa bảo vật (hướng Đông)
- Nạp Trân Thiên tôn Tào Bảo – tượng thu vật báu (hướng Tây)
- Chiêu Tài Sứ Giả Trần Cửu Công – tượng mang tài lộc (hướng Bắc)
- Lợi Thị Tiên Quan Diêu Thiếu Tư – tượng buôn bán thu lợi nhuận (Hướng Nam)
5 vị trên còn được gọi là Ngũ Lộ Thần Tài, có nguồn gốc từ Phong Thần Bảng, một bộ tiểu thuyết được viết lại trên cơ sở cuốn Vũ Vương phạt Trụ bình thoại in từ thời nhà Nguyên, trong đó bao gồm các tư liệu lịch sử xen lẫn với các yếu tố thần thoại, truyền thuyết, huyền huyễn. Phong Thần Bảng kế thừa và đề cao tư tưởng của Đạo Giáo, ví cuộc chiến đấu giữa chính-tà tượng trưng cho “mệnh trời”, “khí số”.
Tuy có sự khác nhau giữa các vùng Trung Quốc, có thể thấy họ vẫn có điểm chung là Triệu Công Minh, còn gọi ông Thần Tiền, Thần Phát.
Truyền thuyết về Thần Tài của Tây Tạng và Ấn Độ
Theo điển pháp Mật tông Kim Cương Thừa, Đức Dzambala không chỉ có một mà có tới năm Dzambhala Tài Bảo, bao gồm Bạch Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Hắc Thần Tài, Hồng Thần Tài, Lục Thần Tài. Tạng ngữ gọi chung tên của Ngũ bộ Thần Tài Tây Tạng này là Dzambhala hay Jambhala, có nghĩa là Phật Như Ý và là hóa thân của Phật Hoa Sen.
Theo Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, Đức Dzambala được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
Trong kinh điển có ghi chép truyền thuyết về Lama Atisha, một vị tôn quý của trường phái Gelug khi đi hành hương nơi Bồ Đề Đạo tràng, Ngài gặp một cụ già ăn xin nghèo khổ và đang chết vì đói. Xung quanh không có gì có thể ăn và Lama Atisha lại không có dù chỉ một chút thực phẩm để bố thí cho cụ. Vì quá xót thương cho số phận cụ già, Ngài đã dùng dao cắt một miếng thịt của mình bố thí cho ông. Quá bất ngờ trước việc đó, cụ già bật khóc và từ chối:”Làm sao con có thể ăn thịt của một vị Tăng khả kính như Ngài“.Bất lực với thực tại, Đức Lama chỉ biết thương xót cho cái chết của ông lão nghèo khổ.
Đột nhiên sau đó, luồng ánh sáng rực rỡ xuất hiện trước mắt Ngài. Không ai khác chính là Quán Âm Thiên Thủ vì rung động bởi lòng từ bi của Lama mà đã hiện ra và nói: “Ta sẽ cứu độ chúng sanh nghèo khổ, ban cho họ sự giàu sang bằng cách hóa thân thành Dzambhla, một vị Phật của Tài Bảo để cứu khổ chúng sinh hữu tình. Ta sẽ làm vơi bớt sự nghèo khổ để họ sẽ không bị phân tâm khỏi việc thực hành lòng từ bi và thiện tâm“.
Trong Mật Tông Kim Cương Thừa, Đức Dzambhala đã phát nguyện rằng ngoài sự giàu có về mặt tâm linh, nếu bất kì ai hướng tâm đến Ngài với một tấm lòng từ bi không vị kỷ thì Ngài sẽ giúp chúng ta viên mãn mong cầu về mặt vật chất. Bản Tôn Hoàng Tài Bảo Thiên không phải là vị thần ban tài lộc thế gian thông thường mà là hiện thân từ bi của chư Phật để giúp đỡ chúng sinh.
Nguồn gốc về tục thờ Thần Tài ở Việt Nam
Tục thờ Thần Tài ở xứ ta rất khó xác định có từ bao giờ, nhất là khi Thần Tài được hội nhập vào hệ thống Thần bản gia – tức các thần linh bảo hộ cho gia đình (trong các vị thần bản gia có Táo Quân, Thổ thần, Ngũ tự và Thần Tài).
Xét về nguồn gốc, việc thờ ông Địa đã bắt đầu từ thời thượng cổ. Vì có an cư thì mới lạc nghiệp, mới có thể làm ra của cải, áo cơm và có được một cuộc sống yên bình. Ông được xem là người bảo vệ cho mảnh đất, ngôi nhà, và sự sinh sôi, phát triển của tất cả người và vật trên mảnh đất đó.
- Ở Miền Bắc, Thổ Địa được người dân gộp chung vào bát hương Thần Linh (Một bát hương thờ chung tất cả vị Thần) hoặc một số nơi gọi là Thổ Công (dựa trên sự tích hai ông một bà)
- Ở Miền Trung, Thổ Địa là một trong năm vị Gia Thần, được gọi là tục thờ Ngũ Tự, hay ngũ Gia Thần.
- Ở Miền Nam, Thổ Địa được gọi bằng cái tên gần gũi hơn là Ông Địa, với hình ảnh dáng người mập mạp, phúc hậu, và được lập bàn thờ trên mặt đất.
Vào cuối thế kỷ XIX, sự phân biệt giữa Thần Đất (Thổ thần) và Tài thần vẫn còn chưa thực sự rõ rệt. Trong cuốn Đại Nam quấc âm tự vị (xuất bản năm 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của đã cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “Thần đất, thần giữ tiền bạc”.
Mùng chín sinh trời, mùng mười sinh đất
Mùng mười là ngày của Thổ Địa, theo đó cũng trở thành ngày vía Thần Tài qua sự tích Thần Tài mùng 10 tháng Giêng của Việt Nam
Chuyện kể rằng Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc trên Thiên Đình. Trong một lần đi chơi, do uống rượu say quá nên Thần Tài bị rơi xuống từ tiên giới, không may đầu bị va vào đá dẫn đến mất trí nhớ. Khi ở trần gian, Thần Tài bị kẻ gian lừa lấy mất quần áo và túi tiền, ông phải lang thang ăn mày kiếm sống.
Cho tới một ngày, Thần Tài gặp được một ông chủ tiệm vịt quay. Thấy Thần Tài đáng thương, tình cờ vào ngày cửa hàng quá ế khách, chủ tiệm vịt mời Thần Tài ăn no một bữa. Những hôm sau đó, tiệm vịt quay của ông chủ đắt hàng hơn hẳn, tấp nập quan khách, kẻ vào người ra.
Dù việc kinh doanh phát đạt, ông chủ cửa hàng vịt vẫn có tính tằn tiện, tiếc của, lại không nghĩ tới việc mình đắt hàng là do Thần Tài, chủ tiệm vịt quay đã đuổi Thần Tài đi. Tiệm vịt quay của ông sau đó vì thế mà cũng vắng hẳn không ai lui tới nữa.
Thấy vậy, ông chủ cửa hàng đối diện đã cưu mang Thần Tài. Ngay sau đó, cửa hàng ông đã tấp nập khách, khách hàng của ông chủ vịt quay bên kia cũng đã chuyển sang mua tại cửa hàng này.
Biết được câu chuyện, người dân trong vùng kháo nhau rằng Thần Tài đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ, vì thế ai cũng mong muốn có Thần Tài về nhà. Ngày ngày, mọi người thay nhau mua những lễ vật tới mời Thần Tài. Tình cờ, có người mua được bộ quần áo mà Thần Tài bị lừa lúc mới xuống trần. Khi mặc lại bộ quần áo cũ, Thần Tài đã khôi phục lại trí nhớ, thưởng phú quý cho những người đã cứu giúp ông và quay về tiên giới.
Ngày Thần Tài bay về trời cũng chính là ngày mùng 10 tháng Giêng. Do đó tháng 1 âm lịch hàng năm, người ta lấy ngày mùng 10 làm ngày vía Thần Tài.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, kinh tế hàng hóa phát triển, thương nghiệp, doanh nghiệp ngày càng có vị trí trong hoạt động kinh tế thay thế cho quan niệm “lúa thiên, ruộng mẫu”. Sự thay đổi trong hoạt động đời sống hàng ngày khiến người dân dần nhận thức rõ được vai trò của giao thương, kinh tế và tài chính. Cũng kể từ đây, Thần Tài được thờ tự ở nhiều nơi hơn, hình ảnh về vị thần cai quản tài lộc của gia đình dần được phân biệt rõ với Thổ Địa, Thần Tài trở thành một gia thần phổ biến với mọi nhà.
Tuy giữa Ông Địa (Thổ công) và Thần Tài có sự phân biệt như thế, nhưng ông cha ta đã lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa chung cho cả hai vị Thần này, vì theo quan niệm của dân gian thì đây là hai vị Thần có liên quan mật thiết đến tài lợi và đời sống của mọi gia đình. Đôi câu đối thường thấy khắc trên ban Ông Địa Thần Tài cho chúng ta thấy rõ thêm điều này:
“Thổ năng sinh bạch ngọc/Địa khả xuất hoàng kim”
(Đất thường sinh ngọc tốt/Vàng ròng cũng từ đất mà ra).
Xét trên nguyên tắc Ngũ Hành: Thổ sinh Kim, thì việc thờ Thần Tài trên cùng bàn thờ với Ông Địa lại càng thêm chặt chẽ và hợp lý.
- Nếu coi Kim theo nghĩa đen là Kim loại, thì các quặng kim loại chỉ được tìm thấy trong đất.
- Nếu coi Kim theo nghĩa bóng là tiền tài, vàng bạc, thì việc nương nhờ vào linh khí của mảnh đất để kiếm tiền là điều tất yếu. Suy cho cùng, đất là tài nguyên sản xuất cơ bản nhất. Tấc đất, tấc vàng.
Đi cùng với việc mở cửa của nền kinh tế thị trường, tục thờ Thần Tài trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của phong tục tín ngưỡng người VIệt.
Hiểu sao cho đúng về việc thờ Thần Tài?
Có thể thấy, về truyền thuyết thì Thần Tài là đa dạng và phức tạp nhất. Phân biệt theo tín ngưỡng, Thần Tài có mặt trong Đạo Giáo, Phật Giáo và tín ngưỡng dân gian. Về hình tượng, Thần Tài được chia thành Văn Thần Tài và Võ Thần Tài. Bên cạnh những vị nổi danh đã nêu ở bài viết trên đây của Hoa An, tùy theo mỗi vùng văn hóa còn có nhiều tiêu bản khác nhau về Thần Tài như Sài Vinh, Lý Quỷ Tổ, Đoan Mộc Tứ, Lưu Hải Thiềm,…
Việc thờ tự Thần Tài ở nước ta đã có từ lâu đời và thường được gộp chung với hệ thống Thần bản gia, bao gồm các vị thần linh bảo hộ cho gia đình. Quan trọng hơn cả, gia chủ cần hiểu rằng Thần Tài và Thổ Địa không phải là một vị thần cố định mà là tên gọi chung của nhiều vị thần khác nhau, tương ứng với 5 phương hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung Tâm.
Theo quan niệm của người xưa, Thần Tài là vị thần cai quản tài vận của gia đình. Do đó, để làm ăn kinh doanh phát đạt, người ta thường lập bàn thờ Thần Tài để cầu nguyện sự trợ giúp, mang lại tài lộc, may mắn và vạn sự hanh thông. Chính vì lẽ đó mà ngày nay, việc thờ cúng Tượng Thần Tài Thổ Địa đã trở thành một tiềm thức trong tâm hồn người Việt, đặc biệt là những người làm ăn buôn bán.
Tiền tài luôn là mối bận tâm hàng đầu qua bao thế hệ, nên việc có nên thờ Thần Tài hay không đặc biệt được nhiều gia chủ quan tâm. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc thờ tự Thần Tài tuy không bắt buộc, nhưng là việc nên làm. Đằng sau mong ước may mắn và tài lộc đó, vốn là mưu cầu chính đáng của mỗi người, còn là bài học mà cha ông đã truyền dạy cho thế hệ sau. Dù là truyền thuyết Thần Tài Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam, ta vẫn thấy ở đó bài học chung về đức lương thiện, sự trung thực và tấm lòng từ bi hỷ xả, luôn giúp đỡ người khác. Hi vọng bài viết trên đây của Đồ Thờ Hoa An đã giải thích đầy đủ cho quý gia chủ hiểu rõ về Thần Tài.
Do đó, nếu đã khởi duyên với Ngài, gia chủ nên thỉnh Tượng Thần Tài và lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Điều này không chỉ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc và thuận lợi trong công việc, mà còn là tín hiệu tốt cho khách hàng và đối tác thấy gia chủ cũng là người có đức tính lương thiện, đặt chữ tâm trong buôn bán, kinh doanh và cung cấp dịch vụ.
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài
Bộ đồ thờ Thần Tài