Ngày nay Tháp Văn Xương được khá nhiều người sử dụng đặc biệt là những gia đình có con em đang học tập. Sử dụng Tháp Văn Xương giúp người dùng trở nên thông thái, thông minh hơn, gặp nhiều may mắn trong con đường học tập. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về Tháp Văn Xương hơn từ nguồn gốc, ý nghĩa cho tới vị trí đặt Văn Xương để phát huy công dụng của nó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Hình tượng Tháp Văn Xương trong phong thủy
Tháp Văn Xương được chế tác theo hình tượng ban đầu là một ngôi bảo tháp có thật ở phía Nam Quảng Tây, Trung Quốc. Ngôi bảo tháp gồm 7 tầng với hình dáng thu nhỏ dần theo chiều từ dưới lên. Đặc biệt phần mái hiên bằng gạch xếp chồng lên nhau. Đây được coi là một công trình kiến trúc tiêu biểu và sau này người ta dựng mô hình Tháp Văn Xương thu nhỏ như một vật phẩm phong thủy để bày trong nhà.
Tháp Văn Xương có thể được chế tạo từ nhiều vật liệu với giá trị kinh tế khác nhau. Tuy nhiên chúng đều mang ý nghĩa phong thủy như nhau. Các chất liệu phổ biến của tháp là đồng, thạch anh, đá, thủy tinh, pha lê…
Tháp thường có kết cấu 7 tầng, 9 tầng hoặc 13 tầng. Tháp càng cao, số tầng càng nhiều thì đòi hỏi độ tỉ mỉ chính xác và giá tiền cao hơn.
Ý nghĩa của tháp
Trong quan niệm của người Trung Quốc, đặc biệt là Phật giáo thì chùa tháp chính là đại diện của trí tuệ và pháp luật vô biên của nhà Phật. Hình ảnh chùa tháp đem lại cảm giác bình an, sự may mắn và thư thái cho tất cả mọi người. Vì thế, người dân Trung Quốc và những nước có đạo Phật nói chung, trong đó có Việt Nam đã đặt mô hình Tháp Văn Xương trong nhà ở hoặc công ty với mong muốn được soi chiếu và phù trợ trong cuộc sống.
Ngoài ra, sử dụng Tháp Văn Xương phong thủy còn giúp bản thân và các thành viên trong gia đình gặp thuận lợi trong công việc thi cử và sự nghiệp ngày càng rộng mở. Đặc biệt sẽ giúp gia chủ sớm có được chỗ đứng và địa vị cao trong thương trường cũng như ngoài xã hội.
Cách sử dụng Tháp Văn Xương đúng phong thủy
Tháp Văn Xương sau khi mua về nên đặt ở các vị trí như bàn học, phòng khách, bàn làm việc, tủ sách, phòng làm việc hoặc một vị trí phù hợp với bản mệnh và tổng thể ngôi nhà/công ty.
Tiếp đến, gia chủ sẽ chọn phương hướng hợp với tuổi để trưng bày Tháp Văn Xương. Có như vậy vật phẩm mới phát huy được hết ý nghĩa và tác dụng phong thủy. Đồng thời giúp bạn tránh được những điều kém may mắn.
Người tuổi Canh Tý, Canh Thân, Canh Thìn, Canh Tuất và Canh Dần nên đặt tháp ở hướng Tây – Bắc để được phù trợ trong cuộc sống và công việc.
Người tuổi Giáp Tý, Giáp Thân, Giáp Thìn, Giáp Tuất, Giáp Ngọ và Giáp Dần nên đặt tháp ở hướng Đông Nam để nhận được nhiều may mắn và bình an.
Người tuổi Đinh Sửu, Kỷ Hợi, Đinh Tỵ, Kỷ Dậu, Đinh Mão, Kỷ Tỵ, Đinh Dậu, Kỷ Mùi, Kỷ Sửu và Kỷ Mão nên đặt tháp ở Hướng Tây để được giúp đỡ trên con đường học vấn và công danh sự nghiệp.
Người tuổi Ất Mão, Ất Dậu, Ất Sửu, Ất Hợi và Ất Mùi nên đặt tháp ở hướng Nam. Vật phẩm sẽ giúp gia chủ/người sở hữu đạt được nhiều điều may mắn và tốt đẹp trong cuộc sống.
Người tuổi Quý Sửu, Quý Hợi, Quý Tỵ, Quý Dậu, Quý Mão và Quý Mùi nên đặt tháp theo hướng Đông để giúp đỗ đạt vị trí cao, thăng tiến trong công việc,
Người tuổi Bính Dần, Mậu Tuất, Bính Tý, Mậu Thân, Bính Thân, Mậu Ngọ, Bính Thìn, Mậu Dần, Bính Ngọ, Mậu Thìn, Bính Tuất và Mậu Tý nên đặt tháp ở hướng Tây Nam để đạt được những điều như ý nguyện.
Một số lưu ý khi sử dụng, trưng bày tháp
Tương tự như những vật phẩm phong thủy khác, Tháp Văn Xương không nên trưng bày tại nhà vệ sinh, phòng bếp hoặc cạnh những đồ vật không sạch sẽ khác. Bởi vì đó là những vị trí không tôn nghiêm, có thể làm cho tháp mất thiêng. Thậm chí là đem đến những điều không may mắn trong học tập và công việc của gia chủ/người sở hữu.
Ngoài ra, khi sử dụng Tháp Văn Xương, bạn cũng cần lưu ý thêm một số điều sau đây:
Thứ nhất, chọn mua Tháp Văn Xương tại những cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng. Để tránh trường hợp tháp bị gãy, đứt, mang lại điềm xấu cho gia đình, bạn nên lựa chọn một cơ sở uy tín và có giấy kiểm định đầy đủ để thỉnh đồ phong thủy này về nhà.
Thứ hai, không trưng bày Tháp Văn Xương bị vỡ hoặc bị gãy trong nhà/công ty. Bất cứ vật phẩm phong thủy nào bị đứt, gãy cũng là điềm xấu đối với người sở hữu chúng. Nếu không cẩn thận có thể khiến mọi người gặp bất lợi trong việc học tập và công việc.
Thứ ba, chọn ngày giờ đẹp để bao sái cũng như nạp cốt khai quang cho Tháp Văn Xương. Bên cạnh đó, bạn nên mời thầy phong thủy đến để xem vị trí và phương hướng trưng bày vật phẩm phù hợp với tuổi và bản mệnh, giúp con đường công danh sự nghiệp ngày càng tấn tới.
Hy vọng qua bài viết trên, độc giả đã nắm biết được những thông tin hữu ích nhất về Tháp Văn Xương cũng như cách sử dụng đúng nhất để phát huy tối đa công năng vật phẩm.
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Lộc Thuận Buồm Xuôi Gió Men Xanh Lá Đắp Nổi Vẽ Vàng 24K
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Lộc Thuận Buồm Xuôi Gió Men Rạn Đắp Nổi Vẽ Vàng 24K
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Lộc Thuận Buồm Xuôi Gió Men Vàng Đắp Nổi Vẽ Vàng 24K
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Lộc Công Đào Đuôi Xoè Men Xanh Lá Đắp Nổi Vẽ Vàng 24K
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Lộc Mã Đáo Thành Công Men Đỏ Đắp Nổi Vẽ Vàng 24K H20
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Lộc Công Đào Men Xanh Lá Đắp Nổi Vẽ Vàng 24K H28 M1
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Lộc Mã Đáo Thành Công Men Vàng Đắp Nổi Vẽ Vàng 24K H28
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Lộc Thuận Buồm Xuôi Gió Men Rạn Đắp Nổi Vẽ Vàng 24K H28
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Tài Lộc
Bình Hút Lộc Mã Đáo Thành Công Men Rạn Đắp Nổi Vẽ Vàng 24K H20