Cách buông bỏ chấp niệm theo lời Đức Phật

Vui lòng để lại đánh giá 5 Star

Thành ngữ xưa có câu rất đáng để suy ngẫm: “Tư tưởng không thông đeo bình tông cũng nặng”. Câu nói ấy quả là một chân lý! Khi tâm hồn ta không được thanh tịnh, thì ngay cả thứ nhẹ nhất như chiếc bình tông cũng sẽ mang lại cảm giác thật nặng nề, ngột ngạt. Vậy phải làm thế nào để cho ta không phải hao tâm tổn sức vì những điều như vậy nữa? Câu trả lời thoả đáng nhất có lẽ là tìm cách để buông bỏ. Trong bài viết này, Đồ thờ Hoa An sẽ cùng bạn tìm hiểu cách buông bỏ chấp niệm theo lời Đức Phật nhé!

 

1. Chấp niệm là gì?

Chấp niệm là một khái niệm khá trừu tượng. Chấp có nghĩa là giữ. Niệm có nghĩa là ý nghĩ. Chấp niệm có thể hiểu là một ý nghĩ được giữ rất lâu trong tâm trí con người. Đó có thể là một suy nghĩ cố định, khó thay đổi trong tâm niệm ai đó. Hoặc, chấp niệm cũng có thể được hiểu là những suy nghĩ tiêu cực khó có thể buông bỏ được. Chấp niệm sẽ tồn tại và ngự trị rất lâu trong tâm trí con người. Thậm chí, nó có thể ngày càng lớn mạnh và rất khó để xoá bỏ. 

 

2. Con người có bao nhiêu loại chấp niệm

Mỗi người sẽ có một chấp niệm khác nhau, không ai giống ai. Có thể là chấp niệm về thế giới quan hay cũng có thể chấp niệm về cách làm việc. Ngày nay, người ta nghiên cứu và nhận thấy có hai loại chấp niệm cơ bản. Đó là chấp niệm về tình cảm, và chấp niệm về sự nghiệp. 

 

a. Chấp niệm về tình cảm

Chấp niệm tình cảm rất khó để buông bỏ. Nó có thể được định nghĩa là một loại tình cảm đã không còn trọn vẹn nữa. Song, bản thân chúng ta lại không thể nào quên đi nó được. Ngược lại, ta cứ luôn ôm ấp và lưu luyến tình cảm ấy trong lòng. Dẫu cho đối phương đã hết tình hết nghĩa từ lâu nhưng trái tim và tâm hồn mình thì vẫn cứ luôn nhớ mãi. Điều này sẽ khiến tâm trạng con người tụt dốc không phanh. Thậm chí nếu chấp niệm quá nặng nề có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tinh thần của con người. 

 

Cách buông bỏ chấp niệm theo lời Đức Phật

 

b. Chấp niệm về sự nghiệp

Ngược lại với tình cảm, chấp niệm về sự nghiệp lại mang nét gì đó tốt đẹp hơn. Đó là dòng suy nghĩ luôn khao khát được thành công và giàu có. Suy nghĩ này thường xuất hiện trong những người gặp phải hoàn cảnh khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế thấp. Điều này có thể trở thành một nguồn động lực bền bì để ta kiên trì cố gắng và vươn tới thành công. 

 

3. Câu chuyện nhỏ về chấp niệm

Một đứa bé thò tay vào trong lọ lấy kẹo, cậu ta muốn một lần lấy được thật nhiều kẹo nên đã bốc một nắm to. Kết quả là tay cậu bị kẹt ở miệng lọ, không thể rút ra được. Cậu bé sợ đến mức oà khóc lên. Ông ngoại nhìn thấy dáng vẻ ấy của cháu, chậm rãi nói: “Xem kìa! Cháu vừa không muốn bỏ lại số kẹo đó, lại vừa muốn rút tay ra, chi bằng biết đủ một chút, lấy ít đi một chút, nắm tay nhỏ lại tự nhiên sẽ có thể dễ dàng rút tay ra thôi!”

Trong cuộc sống này, có được vốn đã khó, buông bỏ lại càng khó hơn. Song, để có được thành công, ta cần phải học cách buông bỏ những chấp niệm. Hãy luôn nhớ rằng, khi ta trao đi thứ gì đó, ta luôn được nhận lại nhiều hơn. Không phải chỉ nhận lại của cải vật chất, mà ta còn nhận được những giá trị tinh thần lớn lao. 

Vậy nên, để đạt được cuộc sống hạnh phúc và sự bình an trong tâm hồn, ta cần phải có dũng khí buông bỏ chấp niệm. khi bạn buông bỏ được chấp niệm xấu, bạn sẽ thấy cuộc sống này còn nhiều điều tốt đẹp lắm, nhiều ý nghĩa lắm. Thế nên buông bỏ chấp niệm không chỉ là một phương thuốc mà còn là một nghệ thuật sống nữa. 

 

4. Đức Phật thuyết giảng về chấp niệm

Con người sinh ra trên đời được ban cho chỉ có hai đôi mắt trần. Vậy nên, việc nhìn xuyên suốt, thấu đáo mọi việc là điều vô cùng khó khăn. Song, cuộc sống này vốn ngang trái và đầy thử thách khiến con người ta chấp niệm, đau khổ. 

Muốn thoát khỏi nỗi buồn ấy, ta không thể cứ níu giữ chấp niệm mãi, mà cần phải mở lòng mình ra, học cách buông bỏ. Ta cần nhìn cuộc sống này với cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tìm ra hạt ngọc ẩn sau lớp bùn của vạn vật. Ta phải lấy dũng khí để có thể buông bỏ những chấp niệm xấu. 

Dẫu biết việc buông bỏ là khó khăn, nhưng chỉ cần bạn có đủ can đản và kiên trì thì những chấp niệm trong lòng ắt sẽ được buông xuôi. Rồi bạn sẽ nhẹ nhõm, thanh thản và tự tin tiến lên phía trước, sống cuộc đời an yên.

Buông bỏ chấp niệm là cách tốt nhất để ta tránh xa những cám dỗ, những ưu phiền, nuối tiếc và thậm chí là cả sự thù hận nữa. Có như vậy ta mới hướng đến được những điều tốt đẹp hơn, tâm an lạc hơn, thư thái hơn và đương nhiên cũng sẽ hạnh phúc hơn.

 

Cách buông bỏ chấp niệm theo lời Đức Phật

 

Tóm lại, nghe theo lời Đức Phật, học cách buông bỏ chấp niệm, rồi bạn sẽ nhận lại những kết quả xứng đáng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đọc đã hiểu thêm về chấp niệm, cũng như cách để buông bỏ chúng. Cuối cùng, Hoa An xin tặng các bạn vài dòng thơ: 

“Buông hết đi đừng ngập ngừng e ngại
Đời của mình chứ nào phải của ai
Trái đất tròn rồi mỗi thứ đổi thay
Nếu mệt mỏi hãy buông tay người ạ”

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian tại Đồ thờ Hoa An!

Cửa Hàng Đồ Thờ , Đồ Phong Thủy HOA AN

Showroom: 264 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0366305124

Website: https://dothohoaan.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/DoThoHoaAn/

Giá: 1,286,000 
Giá: 590,000 
Giá: 1,368,000 
Giá: 750,000 
Giá: 195,000 
Giá: 1,400,000 
Giá: 390,000 
Giá: 125,000 
Giá: 65,000 
BehanceBitbucketWhatsApp