Bao sái bàn thờ trước mỗi dịp Tết Nguyên Đán là một nghi lễ văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện lòng hiếu kính và sự tri ân đối với tổ tiên. Những ngày cuối năm, nên dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng Ông Táo 23 tháng chạp là câu hỏi được rất nhiều gia chủ băn khoăn gửi tới cho Hoa An.
Ngoài việc lưu ý các bước bao sái bàn thờ chuẩn tránh phạm đại kỵ, nhiều gia chủ cũng băn khoăn nên thực hiện bao sái trước hay sau lễ ông Công ông Táo ngày 23 mới đúng. Cùng Hoa An giải đáp câu hỏi đó ngay sau đây.
Lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông táo mới đúng?
Nhiều người quan niệm rằng, vào những ngày ông Táo lên chầu trời sau ngày 23 tháng Chạp đến 30 tết, các thần linh đã đi vắng và việc dọn dẹp sẽ không lo phạm cấm kỵ. Do đó, nhiều gia đình thường bắt đầu bao sái bàn thờ ngay trong buổi chiều ngày 23 tháng chạp sau khi đã làm lễ cúng Ông Công Ông Táo hoặc trong các ngày sau để không ảnh hưởng đến các vị thần linh.
Tuy nhiên quan niệm trên chưa hoàn toàn chính xác.
Nhiều người có quan điểm ngược lại. Lễ cúng ông Táo mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính của gia chủ và cầu mong ông Táo – người đã ghi chép mọi chuyện tốt xấu của gia đình trong một năm – sẽ tâu tốt với Ngọc Hoàng và giảm bớt tội trạng. Trước mỗi nghi lễ trang nghiêm thì bàn thờ cần sạch sẽ khang trang, chứ không thể để cả năm không lau chùi mà làm lễ cúng được.
Thờ Thần Linh là thờ tất cả các vị Thần cai quản mảnh đất.
Bàn thờ Thần Linh sau khi tiễn ông Táo về chầu trời thì vẫn còn những Quan Thần Linh khác cai quản mảnh đất như Thành Hoàng, Thổ Địa, Thổ Kỳ,… Nếu là bàn thờ Gia Tiên 3 bát hương thì còn có các vị gia tiên tiền tổ của dòng họ cùng bà Cô, ông Mãnh giáng ngự. Do vậy, không thể nói bao sái sau 23 tháng Chạp là không lo phạm cấm kỵ.
Bàn thờ là nơi linh thiêng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Trước khi làm lễ mỗi ngày mùng 1 và 15 hàng tháng, gia chủ nên lau dọn lại luôn nếu thấy bụi bẩn, chỉ cần lưu ý không xê dịch bát hương. Việc làm này có thể tiến hành bất cứ lúc nào và gia chủ không cần quá quan tâm dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo.
Chỉ cần gia chủ có lòng thành kính, bất cứ thời điểm nào trong năm cũng đều có thể lau dọn bàn thờ.
Gia chủ cũng nên nhớ việc bao sái chỉ nên làm vào ban ngày, không làm vào lúc tối. Và cũng cần đảm bảo việc dọn dẹp bàn thờ xong xuôi trước ngày 30 tháng Chạp. Bởi ngày 30 ông Táo sẽ quay trở về trần gian.
Ngày đẹp Bao sái ban thờ năm 2025
Năm 2025, một số ngày đẹp trong tháng 12 âm lịch rất thích hợp để bao sái bàn thờ là: ngày 18, 19, 20, 22, 25, 26, 28 và 29.
Các khung giờ tốt nhất làm lễ bao sái là từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa hoặc từ 13 giờ đến 17 giờ chiều.
Đối với bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, việc bao sái có thể diễn ra cùng khoảng thời gian bao sái bàn thờ Thần Linh Gia Tiên., hoặc vào ngày mùng 9 tháng 1 đầu năm, trước ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng.
Lau dọn bàn thờ như thế nào là chuẩn nhất?
Chuẩn bị đồ lau dọn
Đồ dùng cần chuẩn bị là khăn sạch và nước ngũ vị hương từ 5 loại thảo dược: Đinh hương, hồi, quế, tô mộc, bạch đàn để tẩy uế. Những loại nước này phải được đun nóng trước, hoặc pha nước ấm. tuyệt đối không dùng nước lạnh lau dọn.
Gia chủ cũng nên chuẩn bị đồ lẽ gồm hoa, quả, nước, nến và cỗ chay/mặn tùy theo điều kiện, để dâng cúng sau khi bao sái bàn thờ.
Thắp hương xin phép trước khi lau dọn
Gia chủ thắp 1 nén nhang và đọc băn khấn cẩn cáo tới thần linh và tổ tiên về việc dọn dẹp bàn thờ. Đồng thời khấn xin thần linh, tổ tiên tạm lánh để con cháu dọn dẹp không động chạm đến các vị. Công việc dọn dẹp này không quá cầu kỳ phải chọn người. Chỉ cần gia chủ cẩn thận, tỉ mỉ tránh làm rơi vỡ đồ thờ cúng.
Xem thêm: Văn khấn xin phép lau dọn và sau khi bao sái bàn thờ xong.
Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ
Lưu ý: Việc lau dọn chỉ nên tiến hành sau khi nén nhang đã tàn hết.
Trong quá trình bao sái bàn thờ, gia chủ cũng có thể rút chân nhang bát hương, cho tới khi còn vài chân hương đẹp nhất (ở con số lẻ: 3,5, 7, 9). Chân hương sau khi rút sẽ mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.
Tránh trang phục trễ nải, không đứng đắn. Nếu gia đình có bàn thờ Phật và bàn thờ Gia tiên riêng thì cần thực hiện lau dọn bàn thờ Phật trước.
Dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, tươm tất xong, gia chủ bày biện đồ lễ, thắp 3 nén hương, đọc văn khấn bao sái bàn thờ mời các vị thần linh và gia tiên quy tụ về.
Hi vọng bài viết trên đây đã giúp quý anh chị biết nên dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông táo. Dù lựa chọn ngày nào, gia chủ cũng nên nhớ lòng thành tâm là điều quan trọng hơn cả. Tham khảo thêm: ý nghĩa 3 bát hương trên bàn thờ gia tiên và vị trí sắp đặt chuẩn phong thủy.
Tượng Rồng phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Linh vật Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Mùi - Dê phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Dần-Hổ Phong Thủy
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ