Trong văn hoá của người Việt, bàn thờ là nơi tôn nghiêm nhất trong ngôi nhà, là không gian thờ cúng ông bà tổ tiên đã mất để con cháu luôn nhớ về cội nguồn, thể hiện cái tâm báo hiếu đấng sinh thành dưỡng dục qua các đời gia tiên. Vì thế, việc lắp đặt Rèm bàn thờ để che chắn khu vực bàn thờ với các khu vực ngoài là điều cần thiết. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn rèm phù hợp để có một không gian hoàn hảo.
Rèm bàn thờ là gì?
Là loại rèm được sử dụng trong các phòng thờ cúng với mục đích tạo sự trang nghiêm, kín đáo cho không gian thờ. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng che chắn bụi bẩn, cản gió, cản khí độc cho bàn thờ. Lắp rèm hợp phong thủy sẽ phần nào đó giữ tài lộc và tăng may mắn cho gia chủ.
Rèm thờ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như là mành che bàn thờ, màn che bàn thờ… với nhiều màu sắc và chất liệu khác nhau.
Các công dụng của rèm
Rèm che bàn thờ rất quan trọng, vì vậy bạn nên sử dụng rèm cho bàn thờ cho gia đình của mình vì:
Đầu tiên, rèm cửa của bàn thờ sẽ tạo ra một không gian thờ cúng thích hợp cho nơi tâm linh tạo được sự trang trọng, nghiêm trang để tưởng nhớ những người đã khuất trong gia đình.
Thứ hai, theo quan niệm của phong thủy rằng mặt trời và gió mang lại nhiều năng lượng tích cực, khiến căn phòng không thể tích lũy âm khí phù hợp với thế giới tâm linh. Do đó, khi bàn thờ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc gió thổi vào, các thành viên trong gia đình sẽ luôn bất an và gặp khó khăn trong công việc, sức khỏe và học tập.
Rèm bàn thờ còn giúp phá các bố cục phong thủy xấu, một số căn nhà như chung cư thường bị hạn chế do vị trí đặt bàn thờ không có sự lựa chọn khác, hơn nữa bàn thờ của chung cư thường nằm giữa phòng khách, vị trí này rất ồn ào, cho nên lắp rèm sẽ giải quyết được nhiều vấn đề.
Các loại Rèm bàn thờ hiện nay
Rèm thờ bằng hạt gỗ
Đây là loại rèm không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam. Những hạt gỗ được xẻ ra thành từng phần nhỏ, định vị, khoét hạt và đánh bóng, sấy khô, sơn PU. Khi lớp sơn khô sẽ được xâu mành và tạo ra rèm gỗ hoàn chỉnh. Loại rèm thờ này sẽ mang đến cảm giác truyền thống, linh thiêng hơn cho không gian thờ.
Rèm che bàn thờ bằng thanh gỗ
Rèm bằng gỗ thanh ngang cũng được sử dụng khá nhiều trong thờ cúng. Đây là loại rèm linh hoạt, mang hơi hướng mới mẻ của những chiếc rèm cửa phòng thờ.
Rèm bằng thanh gỗ có thể kéo lên, kéo xuống dễ dàng, các bản lá gỗ ngang có thể xoay lật 180 độ, vì vậy rất tiện lợi khi gia đình bày mâm cúng gia tiên lên ban thờ, lúc này có thể kéo rèm lên cho thoáng bàn thờ, tránh tình trạng vướng víu.
Rèm bằng vải
Rèm vải so với các loại rèm khác có giá thành rẻ hơn hẳn nên cũng được nhiều gia đình sử dụng hiện nay. Mẫu rèm thờ này mang đến cho người dùng sự nhẹ nhàng tôn nghiêm nhưng không kém phần tiện lợi.
Rèm vải thường có nhiều màu sắc và chất liệu khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là các màu như: vàng đồng, màu đỏ thuần hoặc đỏ nâu… Màu sắc luôn nghiêm về những tông màu ấm áp, trầm lắng cho không gian thờ. Các loại vải may rèm để che ban thờ đa dạng, phong phú như: voan, nhung, cotton,…. thì chúng ta có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp nhất với kiến trúc, không gian nhà mình.
Rèm che bàn thờ bằng nhựa
Rèm hạt nhựa là loại rèm thờ được ưa chuộng hiện nay. Nếu rèm hạt gỗ phòng thờ tạo nên sự cổ điển và truyền thống thì rèm thờ hạt nhựa lại đem đến sự sang trọng và hiện đại hơn.
Sản phẩm được làm từ các loại nhựa cao cấp và được tảo hình một cách tỉ mẩn nhất rồi mới kết nối với nhau bằng các sợi dây dù bền chắc.
Mẫu rèm thờ này được đánh giá cao bởi sự bền bỉ. Mặc dù sử dụng nhiều năm nhưng màu sắc không bị phai đi mà ngày càng bóng bẩy hơn. Hơn nữa, việc vệ sinh và lau chùi rèm cũng rất dễ dàng.
Rèm che bàn thờ là sản phẩm cần thiết đối với những hộ gia đình không có phòng thờ riêng Gian thờ càng yên tĩnh và được tách biệt với các không gian sinh hoạt khác theo phong thủy vận khí sẽ càng cao. Với bài viết mà Hoa An chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã lựa chọn được cho mình mẫu rèm thờ thích hợp cho không gian thờ nhà mình.
Tượng Rồng phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Linh vật Phong Thủy
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Mùi - Dê phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Thân - Khỉ phong thuỷ
Dần-Hổ Phong Thủy
Dần-Hổ Phong Thủy
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Tý - Chuột phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mão - Mèo phong thuỷ
Tuất - Chó phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Hợi - Lợn Phong Thủy
Tượng Rồng phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Mùi - Dê phong thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi
Tỵ - Rắn phong thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Ngọ - Ngựa Phong Thuỷ
Dậu - Gà Phong Thuỷ
Sửu - Trâu Phong Thuỷ
12 Con Giáp - Thập Nhị Chi