Khi nhắc đến Pháp khí Phật giáo ta thường nghĩ ngay đến các Pháp khí Mật tông, gắn liền với Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu sử dụng các “Mật ngữ” của Chư Phật làm phương tiện tu hành. Mật tông sở hữu số lượng pháp khí phong phú đa dạng. Mỗi pháp khí đều mang những ý nghĩa và công dụng riêng.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Pháp khí chỉ được sử dụng đối với Mật tông. Các tông phái khác cũng sử dụng những Pháp khí của riêng họ, với những mục đích khác nhau. Nhưng tựu chung lại, Pháp khí – hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, để dâng cũng lên Chư Phật hoặc các đạo tràng trang nghiêm. Ngoài ra các tu sĩ, Phật tử cũng có thể sử dụng pháp khí phù hợp để hỗ trợ trong quá trình tu tập hay Thiền định.
Dưới đây là 10 Pháp khí phổ biến được thấy và sử dụng nhiều nhất:
1. Chuông – Pháp khí phổ biến trong Phật giáo
Chuông là một trong những Pháp khí Phật giáo, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Từ lâu hình ảnh chiếc chuông chùa đã gắn liền trong văn hóa dân gian, và tín ngưỡng của người dân Việt Nam.
Kinh Tăng Nhất A Hàm có chép: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”. Có 3 loại chuông thường thấy: Đại hồng chung, Báo chúng chung và Gia trì chung:
- Đại hồng là loại chuông (đồng) lớn, thường được đánh vào đầu ngày và cuối đêm (sáng từ 3h30 – 4h, buổi tối từ 18h30 – 19h). Nghi thức thỉnh chuông thường kéo dài 108 tiếng, mang ý nghĩa tiêu trừ 108 loại phiền não của chúng sanh.
- Báo chúng chung hay tăng đường chung là chuông dùng để báo tin trong khi nhóm họp, thọ trai và khóa tụng trong các tự viện.
- Gia trì chung là loại chuông được đúc bằng đồng thau với kích thước nhỏ, là chuông dùng điều hòa và ra hiệu trong khi tụng kinh, lễ Phật để nhịp nhàng và đều đặn.
2. Mõ
Mõ cũng là một Pháp khí được sử dụng rất phổ biến trong Phật giáo, ta thường thấy hình ảnh các vị sư gõ mõ điều chúng trong các buổi tụng kinh, để cho khi tụng niệm được nhịp nhàng, đều đặn và giữ được vẻ trang nghiêm.
Mõ thường được làm bằng gỗ, chạm hình loài cá, là một loài không bao giờ ngủ. Tiếng mõ trong đạo Phật hàm ý là đánh thức, làm cho mọi người tỉnh cơn mê muội, luôn tinh tấn tu tập không ngơi nghỉ để đạt được giác ngộ, giải thoát.
3. Trống
Trống là một loại nhạc khí được sử dụng khá phổ biến thường được làm bằng đá, cây, đồng,…
Trong Phật giáo, trống thường được đánh để tập hợp tăng chúng trước mỗi buổi giảng pháp, hay khi có công việc phật sự. Tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp, âm thanh thuần khiết truyển tải giai điệu của chánh pháp vang khắp đời sống tâm linh của con người, nhắc nhở chúng ta hãy luôn sống bằng lòng chân thật, không giả dối, cảm thông, sẻ chia,…
Có 2 loại trống là trống Đại và trống Tiểu. Trống Đại thường được đánh lên vào những buổi lễ pháp sự đặc biệt, thuyết pháp, truyền giới, sám hối, hay cung thỉnh giảng sư, các vị chư tôn, Thượng tọa, Đại đức và mở đầu hay kết thúc một bài kinh.
4. Bảng Khánh
Khánh là một loại nhạc khí, thuộc bộ gõ trong Phật giáo, ban đầu dùng ngọc đá chế thành, có hình dáng giống như đám mây nên còn được gọi là Vân bảng. Sau này Khánh được chế tác từ nhiều chất liệu và cũng có nhiều loại Khánh khác nhau: Ngọc khánh, đồng khánh, thiết khánh, biên khánh, sanh khánh, tụng khánh, ca khánh, đặc khánh,…
Bảng Khánh thường được dùng để báo hiệu trong phạm vi nhỏ, như báo thọ trai hay khi thỉnh một vị giảng sư; hoặc đón tiếp một vị đại sư đến tự viện,… Một số vị Tăng Ni khi đã nhập đại định, có thể kéo dài nhiều tuần hoặc tháng, muốn báo cho các vị xuất định có thể dùng tiếng Khánh để đánh thức.
5. Tháp Xá Lợi – pháp khí có ý nghĩa to lớn trong Phật giáo
Tháp Xá Lợi được coi như những vật báu và có ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn. Theo sử thuyết đã ghi lại, sau khi Đức Phật hay các vị cao tăng đã đắc đạo nhập diệt, thân xác phàm trần được hỏa tàng và tạo thành những hạt xá lợi, gọi là Ngọc xá lợi.
Trong Phật giáo, tháp là nơi để thờ xá lợi, pháp khí, tượng Phật, là đại diện cho trí tuệ và pháp lực vô biên của Phật giáo, mang đến sự bình an, may mắn và những điều tốt lành. Tháp Xá Lợi thường được thiết kế cầu kỳ, chế tác từ các chất liệu chủ yếu như lưu ly, vàng kết hợp với pha lê hoặc thuỷ tinh. Về hình dạng, Tháp Xá Lợi thường có hình tháp kiểu Tây Tạng, cũng có thể là hình trụ bát giác hoặc hình chùa tháp kiểu cổ.
Theo quan niệm Phật Giáo, chỉ những người có thiện căn và nhân duyên sâu dày với Đức Phật, mới có cơ hội gặp được xá lợi Phật. Tháp xá lợi thường được đặt tại bàn thờ Phật, trong các chùa chiền trang nghiêm. Phật tử tại gia cũng có thể thờ xá lợi Phật, với mong muốn bản thân và gia đình luôn được bình an, công việc từng bước được thuận lợi, ngày càng đi lên, con cháu đỗ đạt và thành công, đạt được những vị trí cao trong sự nghiệp.
6. Tràng hạt
Tràng hạt là một Pháp cụ, phương tiện tu tập trì niệm khá phổ biến trong Phật giáo, thường được chế tác từ đa dạng các loại vật liệu như: đá, gỗ, xà cừ, lưu ly,…
Tràng hạt có 3 loại: 18, 54 và 108 hạt, tượng trưng cho 108 loại phiền não của chúng sanh. Ngày nay tràng hạt thường không chỉ được sử dụng trong việc tu tập, mà còn được sử dụng như một vật trang sức, trưng bày. Tùy vào từng loại và chất liệu khác nhau, với ý nghĩa mang lại sự bình an, may mắn, chiêu mời tài lộc, chữa bệnh,…
7. Kinh luân
Kinh luân, hay còn gọi là Bánh xe cầu nguyện là Pháp khí rất phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng, sử dụng cho việc hành trì tụng niệm. Cấu tạo của kinh luân là một hình trụ xoay quanh trục, bên trong có khắc các câu thần chú như Lục tự đại minh chú, Chú Đại Bi,… Kinh luân được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, bạc, sắt, hợp kim
Người ta tin rằng, mỗi một lần xoay Kinh luân tương ứng với một lần đã trì niệm câu chú được khắc trên đó, nếu trong Kinh luân có 1000 câu thần chú “Om Ma Ni Padme Hum” sẽ tương đương với 1000 lần niệm chú. Đây chính là phương tiện thiện xảo nhất để người tu hành có thể tích lũy công đức một cái rốt ráo trong thời gian ngắn.
Kết luận, Trên đây là một số pháp khí Phật giáo phổ biến, với mục đích để thuận lợi cho việc tu học, cuộc sống được hanh thông và những điều tốt lành. Ta hoàn toàn có thể sử dụng một hay nhiều loại pháp khí nào đó tùy theo sở thích và khả năng tài chính. Tuy nhiên, trước khi chọn bất kỳ loại pháp khí nào, hãy nên tìm hiểu ý nghĩa công dụng của nó, để tránh sa vào những niềm tin sai lầm, mê tín, mất tiền oan và thậm chí gây hại tới bản thân và gia đình.
Hương, Trầm
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Tro, cốt / yểm / thất bảo bát hương
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Tro, cốt / yểm / thất bảo bát hương
Vật phẩm/phụ kiện khác
Tro, cốt / yểm / thất bảo bát hương
Tro, cốt / yểm / thất bảo bát hương
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Vật phẩm/phụ kiện khác
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Đốt trầm (Xông trầm)
Hương, Trầm
Tro, cốt / yểm / thất bảo bát hương
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Hương, Trầm
Tro, cốt / yểm / thất bảo bát hương
Đốt trầm (Xông trầm)