Hiển thị tất cả 16 kết quả

ÔNG THẦN TÀI, NGÀI THỔ ĐỊA – NHỮNG VỊ THẦN CỦA TÍN NGƯỠNG VIỆT

Từ xa xưa, Thần Tài – thần Thổ Địa đã luôn là những vị thần quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là các thương gia.

ÔNG THẦN TÀI LÀ AI

Thần Tài là một vị thần của tín ngưỡng Việt Nam và vài nước phương Đông. Theo quan niệm dân gian, đây là vị thần mang lại tiền tài, may mắn. Người ta thường vẽ ông là một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi hổ đen. Người đời còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người Việt thường cúng ông Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

Theo truyền thuyết Trung Quốc, Thần Tài gồm 5 vị thần, tương ứng với 5 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung. Bao gồm: Trung Bân Tài Thần Vương Hợi (Trung), Văn Tài Thần Tỷ Can (Đông), Phạm Lãi (Nam), Võ Tài Thần Quan Công (Tây) và Triệu Công Minh  (Bắc).

Thần tài cũng được đánh đồng với vương thúc Tỉ Can, vị trung thần bị Trụ Vương hại chết theo lời xúi giục của Đát Kỷ.

ÔNG THỔ ĐỊA LÀ AI

Ông Địa hay còn gọi là Thổ Công là vị thần trông coi mảnh đất nơi mà ông được thờ cúng, vì vậy trong dân gian có câu “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Mỗi gia đình đều có một vị Thổ Địa trông nhà và bảo vệ đất đai, việc thờ cúng Thổ Công đã xuất phát từ thời xa xưa vì người dân tin rằng có đất đai thì mới có thể làm nông nghiệp. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể tạo ra lúa gạo, lương thực và tận hưởng cuộc sống bình yên.

Trong xã hội ngày nay, theo ảnh hưởng của văn hóa, ông Thổ Địa có thể xuất hiện với nhiều hình dáng và cách miêu tả khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là tượng người bụng phệ, khuôn mặt hiền lành, hay cười. Cũng có lúc Thổ Địa được miêu tả là một ông già với bộ râu bạc trắng xuất hiện trên vùng đất này, mặc váy dài và đội mũ quạ. Trong Phật giáo, Thổ Địa được kính trọng vô cùng, nhiều Phật tử cũng siêng năng thờ cúng vị thần này.

Mặc dù Thần Tài và Thổ Địa thường xuất hiện cùng nhau trên bàn thờ Thần Tài hoặc tượng thờ, song mỗi vị thần lại mang một công năng vừa khác nhau vừa lại có liên quan đến nhau vì câu nói: “Thổ năng sinh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim” – có nghĩa là Thần Tài có quan hệ mật thiết với Thổ Địa và ảnh hưởng đến tài lộc của con người, các thành viên trong gia đình.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỜ CÚNG THẦN TÀI, THỔ ĐỊA

Dựa trên quan niệm thờ Thần Tài, Thần Thổ Địa, đồng thời, hai ông cũng có những đặc trưng về thương mại và buôn bán, bảo vệ đất đai. Vì vậy, việc thờ cúng ông Thần Tài sẽ phù trợ cho gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Còn ông Thổ Địa sẽ đảm nhận vai trò là thần hộ mệnh, cai quản nhà đất. Thờ những vị thần này sẽ mang lại bình an cho gia đình bạn. Theo tín ngưỡng dân gian, ông Địa còn phù trợ cho gia đình bảo vệ vùng đất khỏi các thế lực tâm linh có hại, để lại phước lành cho gia chủ.

CÁCH BÀY TƯỢNG THẦN TÀI, THỔ ĐỊA

Trên bàn thờ Thần Tài, theo hướng từ ngoài nhìn vào, bên phải đặt tượng ông Thổ Địa, bên trái đặt tượng ông Thần Tài.

Liên hệ ngay với Hoa An để mua được những bức tượng chất lượng và đẹp mắt nhé!

BehanceBitbucketWhatsApp