Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài được coi là nơi trú ngụ của các vị thần, là không gian linh thiêng đối với các gia đình. Vậy khi bàn thờ Ông Địa cũ nên làm gì ? Hãy cùng Đồ Thờ Hoa An tìm hiểu nhé!
1. Bàn Thờ Ông Địa cũ nên làm gì?
Khi bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đã cũ hoặc vì các lý do khác mà cần thay mới bàn thờ Ông Địa. Vậy bàn thờ Ông Địa cũ nên làm gì?
Tùy vào sự duy tâm và các trường hợp khác nhau mà gia chủ sẽ có những phương án để xử lý bàn thờ Ông Địa cũ. Có người mang vào chùa để sư thầy gieo duyên cho những gia chủ chưa có điều kiện hoặc thay bỏ bàn thờ bằng cách đốt bỏ.
Khi đốt bỏ bàn thờ Ông Địa Thần Tài thì cần lưu ý: Đốt bỏ bàn thờ Ông Địa Thần Tài cũ thành tro sau đó có thể dải tro xuống ao hồ, sông, suối nơi gần nhà mình.
2. Trường hợp nào nên thay bàn thờ Thần Tài Ông Địa?
Nên thay mới bàn thờ Thần Tài Ông Địa khi ban thờ bị nứt, vỡ, mối mọt, chuyển cửa hàng, công ty hoặc nâng cấp không gian thờ.
3. Những Lưu ý khi bỏ bàn thờ Ông Địa cũ
Khi thay bỏ bàn thờ cũ gia chủ cần lưu ý những điều sau:
- Nên thay ban thờ vào những tháng tốt, tránh thay ban thờ Thần Tài vào tháng 7 âm lịch.
- Cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy hay các thầy pháp đế tránh sai sót
- Xem ngày giờ tốt để thực hiện nghi thức bở ban thờ
- Nên chọn ban thờ mới có kích thước bằng hoặc to hơn để công việc thuận lợi hơn
- Lựa chọn ban thờ chuẩn kích thước lỗ ban phong thủy.
4. Cách bỏ bàn thờ Thần tài cũ chính xác
Thay, bỏ ban thờ Thần tài gia chủ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước dưới đây, ngoài ra còn phải tiến hàng thật tỉ mỉ, công phu và thành tâm. Như đã nói ở trên, thay bàn thờ Thần tài gia chủ nên chọn ngày rằm, mồng một để tiến hàng.
Thủ tục bỏ, cách bỏ bàn thờ Thần tài cũ gia chủ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đồ cúng lễ bao gồm
– Xôi, giò
– Gạo, muối, rượu
– Ngũ quả nên chọn màu sắc tươi tắn, tròn đầy
– Trầu cau, nước trắng
– Thẻ nhang
– Tiền vàng
Bước 2: Giải bàn thờ Thần tài
Giải bàn thờ Thần tài, gia chủ chỉ cần vái 3 lạy liên tục trước bàn thờ Thần tài , khấn xin các ngài cho phép giải bàn thờ. Ngoài ra, trong gia đình nếu có bàn thờ gia tiên, thần linh thì gia chủ nên làm lễ mâm cơm mời các quan thần lên thụ hưởng lễ vật.
Đối với những món đồ bằng gỗ, gia chủ nên hóa thành tro rồi đem ra rải xuống sông, ao, hồ làm như vậy vừa sạch sẽ vừa thể hiện sự trân trọng của gia chủ đối với những vật phẩm thờ cúng.
Bước 3: Hóa hoặc chuyển bát hương cho bàn thờ Thần tài
– Trước khi chuyển sang nhà mới, gia chủ cần sắp mâm cúng lễ tạ trời đất, thần linh.
– Trong trường hợp chuyển bát nhang thờ Thần tài sang nơi khác, gia chủ cần lấy khăn đỏ che lại, hạn chế tôi đa để bát hương lộ thiên bởi như vậy có thể khiến cho các “vong” vãng lai nhập vào bát hương.
– Trong quá trình hóa giải bát hương, gia chỉ cần lưu ý tránh nhầm lẫn bát hương thờ Thần tài với những bát hương thờ khác.
– Khi nén nhang cháy hết có thể hóa cùng với tiền vàng mã rồi đem thả trôi theo đồ thờ ban Thần tài
Văn khấn khi bỏ bàn thờ Thần tài